Growth hack Shopify tăng doanh thu 90% trong 365 ngày (P2)

Tiếp theo Growth hack Shopify phần 1, phần 2 sẽ là phong cách độc đáo mang đậm dấu ấn riêng giúp Shopify khẳng định và định vị thương hiệu của mình.

#7 Chương trình đối tác làm giàu nhanh chóng

Shopify nổi tiếng với những chương trình liên kết và là đối tác hào phóng nhất trong lĩnh vực của mình.

Dưới đây là 3 cách để bạn có thể trở thành đối tác của họ. 

Growth hack Shopify

Như bạn có thể thấy, số tiền bạn có thể kiếm được thông qua các phương pháp này khá cao (20% hoa hồng hàng tháng cho người giới thiệu, 70% hoa hồng cho các chủ đề ecommerce và 80% hoa hồng cho các app marketplace).

Doanh thu trung bình từ $2.000 – $11.000 mỗi tháng cho mỗi đối tác.

Nhưng chương trình đối tác của Shopify có giới hạn, để trở thành một phần của nó, bạn phải: 

a) Đã làm việc trong lĩnh vực ecommerce để có tệp khách hàng có thể giới thiệu hoặc 

b) Có kỹ năng design và phát triển

Đó là lý do tại sao cũng có tùy chọn trở thành chi nhánh của Shopify.  

Nếu bạn trở thành đơn vị liên kết, bạn quảng cáo Shopify cho những follower của mình và cung cấp cho họ một affiliate link đặc biệt để đăng ký.

Nếu những follower đăng ký bằng affiliate link của bạn, bạn sẽ được trả tiền. Và các khoản thanh toán cũng khá đáng kể:

Growth hack Shopify

Mục đích của chương trình affiliate là để đảm bảo tiếp cận những người không thuộc đối tượng bình thường của Shopify. Về cơ bản, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chi nhánh của Shopify.

Các affiliate link của Shopify được quảng bá bởi nhiều đối tượng:

  • Makerter
  • Travel blogger
  • Website dành cho các bà mẹ nội trợ

Đây là quảng cáo affiliate link (nó nằm ở cuối bài viết Hướng dẫn mua sắm thả ga trên web travel blogger):

Growth hack Shopify

Điều này có nghĩa là có nhiều người trong đa dạng lĩnh vực quảng cáo sản phẩm cho Shopify.  

Shopify nhận được lợi ích gì khi chia nhiều tiền mặt cho các chi nhánh và đối tác của họ? 

Có 2 lợi ích:

Lợi ích #1: Họ đang biến một nhóm influencer online thành một nhóm marketing Shopify bên ngoài.

Điều này đúng với chương trình affiliate của họ. Khi đưa ra một số phần thưởng, các đơn vị liên kết sẽ được khuyến khích quảng cáo Shopify bất cứ khi nào họ có thể.

Lợi ích #2: Họ đang kêu gọi mọi người đổi mới và tạo ra giá trị mới để Shopify trở nên tốt hơn.  

Đảm bảo với các nhà phát triển ứng dụng và người thiết kế chủ đề rằng một phần doanh thu sẽ khuyến khích họ tạo ra giá trị cho Shopify thay vì các nền tảng khác. 

Điều này giúp Shopify có thể giữ lại những ý tưởng, app và chủ đề tốt nhất cho riêng mình.

Shopify đảm bảo cung cấp cho các chi nhánh và đối tác những gì họ muốn và cần để thành công, bao gồm tài liệu marketing (như banner, template quảng cáo) và newsletter liên kết hàng tháng.

Nó không chỉ thu hút nhiều người quan tâm trở thành chi nhánh và đối tác mà còn đảm bảo họ thực sự thành công. 

Bài học kinh nghiệm: Xây dựng, thiết kế Partner Program để giúp bạn và đối tác của bạn trở nên giàu có. Hãy hào phóng trả hoa hồng cao để khuyến khích các đối tác quảng cáo cho bạn (Shopify trả cho các đối tác từ 20% - 80% hoa hồng).

#8 Đánh cắp khách hàng từ đối thủ

Khi nhập “shopify” vào Google, bạn sẽ nhận được kết quả: 

Growth hack Shopify

Bạn thấy kết quả paid search đầu tiên không? Đó là Volusion. 

Một trong những đối thủ cạnh tranh của Shopify.  

Họ muốn đánh cắp traffic của Shopify và thuyết phục mọi người chọn họ thay thế. 

Landing page của họ cố gắng thể hiện điều đó thật to và rõ ràng:

Ảnh chụp màn hình hiển thị volusion

Landing page của Volusion không hiệu quả và nhiều người không tin sản phẩm của họ tốt hơn Shopify, do chất lượng bài quảng cáo chưa đủ tốt.

Họ nên xem Drift đang ăn cắp traffic Intercom như thế nào.

Tuy nhiên, quảng cáo PPC ban đầu của họ có sức hấp dẫn khiến bạn click vào. Đây là một chiến thuật bạn có thể sử dụng để đánh cắp click chuột từ các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của mình.

Volusion không phải là giải pháp ecommerce duy nhất đang thử nghiệm chiến thuật này. Một tìm kiếm \”volusion\” trên Google sẽ hiển thị quảng cáo PPC cho Magento, một đối thủ cạnh tranh khác:

Ảnh chụp màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm cho "volusion"

Shopify thực hiện một cách tiếp cận hơi khác để đánh cắp traffic từ đối thủ cạnh tranh của họ: thay vì cố gắng thu hút những khách hàng tiềm năng mới, họ cố gắng thu hút những người đã là khách hàng trên nền tảng khác chuyển sang.

Ví dụ: nếu tìm kiếm “magento” (cùng một đối thủ cạnh tranh đang đặt giá thầu cho từ khóa “volusion” ở trên), chúng ta sẽ tìm thấy: 

Ảnh chụp màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm của Google cho "volusion"

Phần đông mọi người đang tìm kiếm tên thương hiệu để đăng nhập. Nếu bạn tập trung nghiên cứu lý do tại sao khách hàng nên chuyển từ đối thủ cạnh tranh sang bạn, bạn có thể sử dụng trong quảng cáo làm nổi bật ưu điểm của mình, khiến họ chuyển đổi.

Shopify nhấn mạnh ưu thế cạnh tranh rõ ràng: có chi phí thấp hơn và ít gây đau đầu hơn.

Nếu nhấp vào quảng cáo Shopify, bạn sẽ thấy ngay:

Ảnh chụp màn hình hiển thị Shopify
Golden Nugget: Sử dụng “Light Switch Technique” gồm 2 bước:
Bước 1: Khám phá pain point khách hàng của đối thủ cạnh tranh chưa giải quyết tốt
Bước 2: Thuyết phục họ chuyển sang giải pháp của bạn

Mục tiêu của landing page này không chỉ cho biết tại sao Shopify lại tốt hơn, mà còn đảm bảo nó sẽ dễ dàng chuyển đổi (đó là một trong những mối quan tâm lớn nhất của mọi người nếu họ phải chuyển đổi nền tảng).

Sau đó, Shopify tiếp tục phân tích các lợi ích:

Ảnh chụp màn hình hiển thị CTA cho một dịch vụ do Shopify cung cấp

Để kết thúc, social proof sẽ giúp khách hàng tiềm năng có thêm sự tin tưởng và họ lặp lại chuyển đổi rất dễ dàng:

Lời chứng thực nói về cách shopify đã giúp ai đó
Bài học rút ra: Kết hợp promotion trong quảng cáo và trên landing page để giải quyết pain point lớn nhất mọi người gặp phải từ đối thủ cạnh tranh của bạn (Shopify giải quyết mối quan tâm của mọi người về việc di chuyển và cung cấp trình quản lý khởi chạy chuyên dụng để khách hàng dễ chuyển đổi sang nền tảng của họ). 

#9 Trang cập nhật sản phẩm \”Growth UX\” có hơn 2000 chia sẻ

Trang Shopify Year In Review là một phần nội dung không nhỏ trong bản cập nhật sản phẩm hàng năm.

Đối với Shopify, phần nội dung này đã tạo ra 2.400 lượt share và 40 link (hiện tại là 41) mà không cần nút share nào trên trang:

Ảnh chụp màn hình hiển thị Shopify

Đây chỉ là một trong những phần từ trang Cập nhật sản phẩm hàng năm của Shopify (Shopify’s Yearly Product Update), bạn có thể thấy sự tăng trưởng thương gia của Shopify theo năm với bản đồ toàn cầu và trực quan hóa dữ liệu tương tác:

Ảnh chụp màn hình hiển thị cách shopify cho thấy sự tăng trưởng trong những năm qua

Mô phỏng lại cho bạn các bản cập nhật sản phẩm hàng năm, dưới đây là các phần chính Shopify sử dụng để giới thiệu hiệu suất tăng trưởng:

  • Phần 1: Headline và subheadline, [Year] trong Review
  • Phần 2: Các bản phát hành tính năng chính, sự kiện và sự kiện quan trọng của công ty liên kết đến landing page để \”Tìm hiểu thêm\”, tức là: Sự kiện nổi bật của [Year]
  • Phần 3: Tăng trưởng khách hàng toàn cầu theo năm
  • Phần 4: Tăng trưởng khách hàng toàn cầu theo châu lục
  • Phần 5: Có bao nhiêu người trong số [chỉ số X] khách hàng của bạn đã làm
  • Phần 6: Có bao nhiêu trong số [chỉ số X] khách hàng của khách hàng của bạn đã làm theo năm
  • Phần 7: Số lượng [chỉ số X] khách hàng của khách hàng của bạn đã làm trên PC so với Mobile theo năm
  • Phần 8: Tổng doanh thu tăng trưởng theo năm
  • Phần 9: Các công ty bạn đã mua lại, các ứng dụng bạn đã thêm vào app store và các đối tác bạn đã thêm vào chương trình đối tác
  • Phần 10: Số liệu thống kê về mức độ tương tác nội dung cho lượt view blog, lượt nghe podcast, lượt tải hướng dẫn, lượt tương tác trên Facebook, lượt tương tác với Twitter, lượt tương tác với Instagram, email hỗ trợ, chat hỗ trợ và cuộc gọi hỗ trợ
  • Phần 11: Thống kê tỷ lệ số lượng nhân viên, số lượng văn phòng và số lượng quốc gia của nhân viên remote 
  • Phần 12: Kết thúc khẩu hiệu bằng các link đến Facebook, Twitter, LinkedIn và website công ty của bạn
Bài học rút ra: Ngừng đăng các bản cập nhật sản phẩm nhàm chán lên blog của bạn. Thay vào đó, hãy xây dựng một landing page cập nhật sản phẩm tương tác được thiết kế xịn để bạn có thể cập nhật hàng tháng/năm khiến bạn tự hào share và fan của bạn cũng vậy (Trang cập nhật sản phẩm trong năm “Growth UX” của Shopify đã được share hơn 2.000 lần).

#10 Hack kênh tìm kiếm có trả phí Tofu/Mofu

Shopify có thách thức thu hút nhiều đối tượng khán giả. Họ có thể thực hiện điều này bằng cách tạo các landing page PPC khác nhau dựa trên các từ khóa của khách hàng tiềm năng và mục đích tìm kiếm cụ thể của họ.

Dưới đây là 2 ví dụ mô tả rõ hơn các kênh paid search của Shopify:

Kênh paid search #1: Mục đích tìm kiếm TOFU (hay còn gọi là đầu kênh)

Ảnh chụp màn hình hiển thị các từ khóa, bản sao quảng cáo và trang đích cho shopify

Ngay cả khi ai đó đưa ra một truy vấn tìm kiếm chung chung về kinh doanh online và bán hàng online, Shopify vẫn nhận được click chuột với một quảng cáo PPC chung chung hoặc gửi khách hàng tiềm năng đến homepage.

Họ bắt đầu thiết lập quảng cáo PPC để phù hợp với mục đích tìm kiếm của bạn. Mỗi quảng cáo nêu bật 1 trong 3 điểm bán hàng chính: bản dùng thử miễn phí của Shopify, các gói chi phí thấp hoặc dễ sử dụng (với các từ như “đơn giản”) là một lý do bổ sung khiến mọi người click vào.

Sau đó, họ gửi khách hàng tiềm năng đến một landing page ngắn gọn, hấp dẫn nhưng vẫn cung cấp các tính năng có thể thu hút bất kỳ ai sử dụng các cụm từ tìm kiếm đó.

Kênh paid search #2: Mục đích tìm kiếm MOFU (hay còn gọi là giữa kênh) 

Ảnh chụp màn hình hiển thị từ khóa, bản sao quảng cáo và trang đích cho shopify

Nếu ai đó gõ một cụm từ như “thiết kế và bán áo thun của riêng bạn”, thì rõ ràng họ đang tìm kiếm một kết quả rất cụ thể. Họ không muốn đọc thông báo bao quát “Shopify dành cho tất cả mọi người” trên homepage của Shopify. 

Họ muốn đọc cách Shopify có phù hợp với nhu cầu bán áo thun của họ không. Vì vậy, Shopify đảm bảo cung cấp quảng cáo PPC bắt đầu bằng “Bán áo thun trực tuyến” và landing page phù hợp về nhu cầu phản ánh chính xác những gì người tìm kiếm muốn xem.

Hơn nữa, Google AdWords thưởng cho các landing page có liên quan cao đến quảng cáo PPC của họ với điểm chất lượng tốt hơn và chi phí nhấp chuột thấp hơn #doublewin

Bài học rút ra: Thiết lập các kênh PPC khác nhau cho các từ khóa đầu kênh (top-of-funnel) và từ khóa giữa kênh (middle-of-funnel) của bạn để chuyển đổi nhiều click chuột hơn thành doanh số bán hàng (Shopify kết hợp 5-10 từ khóa TOFU với 1 landing page và 1 từ khóa MOFU đến 1 landing page MOFU).

#11 Kỹ thuật SEO tích hợp 5 bước

Đây chính xác là chiến lược SEO mô phỏng chiến lược marketing của Slack

Mặc dù Shopify nhận được 27 triệu lượt xem trang blog và có chiến lược SEO mạnh mẽ nhờ các hoạt động content marketing, nhưng đây là một chiến thuật bổ sung họ sử dụng để tạo ra nhiều traffic hơn nữa.

Shopify có rất nhiều app, các plugin và tích hợp (tổng cộng hơn 1.400) khách hàng có thể kết hợp với nền tảng của họ. 

Phần lớn là những công ty nổi tiếng, rất thành công mà mọi người thường xuyên tìm kiếm (như Sumo). 

Vậy, Shopify tận dụng điều này như thế nào? 

Bằng cách tạo các landing page riêng lẻ, đầy từ khóa cho mọi ứng dụng họ hợp tác. Nhiều landing page hiển thị trên vài trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm Google.

Ví dụ: nếu bạn nhập “mailchimp” vào Google, bạn sẽ tìm thấy danh sách organic này trên trang đầu tiên:

Ảnh chụp màn hình hiển thị Mailchimp cho kết quả tìm kiếm trên Google Shopify

Nhấp vào kết quả đưa bạn đến landing page này trong app store Shopify:

Ảnh chụp màn hình hiển thị Mailchimp trên Shopify App Store

Quickbooks và nhiều tên đối tác tích hợp Shopify cũng có landing page tương tự.

Đây là landing page tích hợp Shopify của Sumo

Ảnh chụp màn hình hiển thị Sumo

Shopify sử dụng các đối tác tích hợp như Sumo để thúc đẩy SEO và yêu cầu bạn tải app. Nhưng họ cũng sử dụng landing page để giúp bạn lấy bản dùng thử miễn phí Shopify (nút màu xanh lá cây ở phía trên bên phải).

Để tối ưu hóa cho SEO on-page, nhiều trang tuân theo trình tự 5 bước sau:

1) Headline ở trên cùng với tên của đối tác tích hợp và Shopify
2) Tóm tắt 3 gạch đầu dòng về tích hợp
3) Mô tả ngắn gọn về tích hợp
4) Danh sách các tính năng chính sau khi bạn có tích hợp
5) Review của khách hàng

Không phải tất cả các trang đều có đầy đủ 5 bước theo trình tự (bước 2 – 4 do đối tác tích hợp viết). Tuy nhiên, các trang này vẫn được xếp hạng trên Google (như bạn có thể thấy trong bảng bên dưới). Vì vậy, họ rõ ràng đã tìm ra điểm tốt cho 5 bước cần thiết nhất cho SEO (bước 1, 2 và 5).

Bảng này phân tích một số organic keyword dựa trên app được bán nhiều nhất của Shopify, khối lượng tìm kiếm hàng tháng, landing page và xếp hạng trang đầu tiên trên Google. 

Từ khóaKhối lượng tìm kiếm hàng tháng trên toàn cầuDanh sách organicThứ hạng
quickbooks368.000https://apps.shopify.com/quickbooks-online6
locksmith165.000https://apps.shopify.com/locksmith8
countdown timer110.000https://apps.shopify.com/powr-countdown-timer6
google shopping110.000https://apps.shopify.com/google-shopping6
zendesk40.500https://apps.shopify.com/zendesk2

Shopify đang sử dụng kỹ thuật SEO tích hợp này để xây dựng nhận thức về thương hiệu cho các từ khóa có khối lượng lớn.  

Bài học rút ra: Xây dựng các trang tích hợp ứng dụng đơn giản, giàu SEO để ứng dụng của riêng bạn được nổi bật trên trang đầu tiên của các từ khóa được gắn thương hiệu đối tác tích hợp (Shopify có 6 chiến thuật tối ưu hóa SEO on-page cụ thể).

#12 Sử dụng bố cục homepage 8 phần

Là marketer, có lẽ điều bạn hay nghe nhất là hướng thông điệp marketing thu hút 20-30% khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng cao nhất.

Nhưng đó KHÔNG phải là những gì Shopify làm. Họ đang làm việc với nhiều loại đối tượng khác nhau, đa dạng nhiều cấp độ nhận thức, kiến ​​thức nền tảng và kinh nghiệm ecommerce.

Nó có nghĩa là Shopify phải tìm cách tiếp cận tất cả mọi người, từ những người đang mơ ước thiết lập cửa hàng online đầu tiên của họ cho đến những người có một cửa hàng lớn uy tín. 

Homepage là nơi hiệu quả để họ \’show\’ cách thực hiện.

Ảnh chụp màn hình hiển thị trang đích trên shopify

Bản chất tiêu đề đầu tiên là Shopify phù hợp với tất cả mọi người.

Như hầu hết các công ty có tùy chọn dùng thử miễn phí, Shopify cũng có CTA bản dùng thử miễn phí đầu tiên. Các CTA dùng thử miễn phí là các nút hấp dẫn và cam kết thấp mà không cần phải thuyết phục nhiều, khiến nó trở thành CTA khởi động hiệu quả sẽ thu hút thành viên.

Tiếp theo là chuỗi 3 bức tranh thành công của các chủ shop:

GIF hiển thị nhiều doanh nhân sử dụng shopify

Phần này củng cố thêm thông điệp Shopify là tùy chọn cửa hàng ecommerce “go to”, bất kể bạn là ai. Cả 3 người phụ nữ trong ảnh đều điều hành các loại cửa hàng khác nhau, nhưng vẫn thành công. 

Điều này giúp những khách hàng tiềm năng ít hiểu biết hơn có thể hình dung ra các khả năng mở cửa hàng đồng thời thuyết phục những người mua hiểu biết hơn về tính hữu ích của Shopify.

Phần tiếp theo tiếp tục phá bỏ sự do dự lớn của khách hàng: thiết lập một cửa hàng online sẽ phức tạp. Thay vào đó, đây là thông điệp Shopify muốn đưa ra: bạn có thể mở một cửa hàng ecommerce thành công ngay cả khi bạn không có kỹ năng kỹ thuật. 

Ảnh chụp màn hình hiển thị CTA đăng ký trên shopify

Đây là một thông điệp hiệu quả cho những khách hàng tiềm năng đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ bán hàng, những người vẫn đang cố gắng đánh giá mức độ khó khăn khi mở một cửa hàng online. 

Sau đây là phân tích, liệt kê các tính năng của Shopify:

Ảnh chụp màn hình một số thông tin về shopify

Shopify tiếp tục trau dồi thông điệp mọi người muốn nghe: điều này sẽ dễ dàng và chúng tôi sẽ trợ giúp.  

Nhưng tại sao họ lại sử dụng liên kết văn bản thay vì nút CTA? 

Shopify biết rằng khách hàng đến với trang web của mình có rất nhiều câu hỏi. Vì vậy, họ muốn để khách truy cập tự hướng đến bước tiếp theo phù hợp nhất cho họ.

Shopify đã xem xét cảm giác của các khán giả khi truy cập vào trang web. Họ có thể là: 

  1. Mới đối với quy trình và bị choáng ngợp, bị đe dọa hoặc 
  2. Đã sử dụng một nền tảng ecommerce khác và thất vọng khi phải thực hiện một bước chuyển đổi lớn.

Vì vậy, nếu ai đó cảm thấy choáng ngợp, bị đe dọa hoặc thất vọng khi truy cập vào homepage Shopify với một loạt các nút CTA phát sáng, bạn nghĩ họ sẽ cảm thấy thế nào? 

Rất có thể, nó sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và thoát ngay.

Thay vào đó, khi tạo các liên kết văn bản này, Shopify có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng quyền truy cập rõ ràng vào nhiều thông tin bổ sung mà không làm quá tải… đặc biệt nếu họ là khách hàng mới.

Nó cũng cho phép Shopify hướng những khán giả có kinh nghiệm hơn đến thông tin họ cần.

Dưới đây là cách Shopify trình bày ý tưởng nền tảng của họ hoạt động cho người bán với các ví dụ thực tế:

GIF hiển thị một thanh trượt hiển thị nhiều doanh nhân trên shopify

Đây sẽ là nơi hoàn hảo để liên kết một số case study hoặc câu chuyện thành công của cá nhân, nhưng Shopify không chọn làm như thế.

Ở cuối homepage, Shopify có 3 điểm social proof và 3 điểm chứng thực. Social proof này chứng minh cho mọi người thấy Shopify là một doanh nghiệp lớn họ có thể tin tưởng:

Ảnh chụp màn hình hiển thị shopify

Sau đó là tóm tắt nhanh về các tính năng của Shopify và CTA: 

Ảnh chụp màn hình phần tính năng của shopify

Hãy chú ý đến sự sắp xếp của phần này ở đây.

Phần tính năng thu hút người mua với nhận thức nhiều hơn, những người đã hiểu rõ về sản phẩm. 

Nhưng để đảm bảo phần này không gây khó chịu cho những người mua ít hiểu biết và ít kinh nghiệm hơn, họ có một câu hỏi tiếp theo: \”Bạn cần sản phẩm để bắt đầu?\”

Nếu bạn là người mới bắt đầu tham gia vào thế giới ecommerce hoặc mới chỉ nghĩ về nó, thì Shopify thừa nhận chúng vẫn hữu ích cho bạn. 

Họ nói điều này khá cởi mở với cụm từ “Chúng tôi ở đây để giúp bạn ở mọi giai đoạn trong hành trình của bạn” ngay bên dưới câu hỏi.  

Cuối cùng, homepage kết thúc với CTA cuối cho bản dùng thử miễn phí của Shopify: 

Ảnh chụp màn hình hiển thị shopify
Bài học rút ra: Nếu bạn phục vụ nhiều đối tượng như Shopify, hãy có các phần khác nhau trên homepage thu hút những người mới bắt đầu và cả những người mua có kinh nghiệm.

Shopify đã chia homepage của mình thành các phần sau:

Phần 1: Dòng tiêu đề và CTA hướng tới mọi người
Phần 2: Social proof (3 khách hàng bán các sản phẩm khác nhau)
Phần 3: Vượt qua 3 phản đối phổ biến nhất (cần kỹ năng design, thiết lập domain tùy chỉnh và có một website đẹp mắt)
Phần 4: Vượt qua sự phản đối khác (một nơi bán mọi thứ)
Phần 5: Social proof (5 khách hàng bán các sản phẩm khác nhau)
Phần 6: Social proof (3 điểm dữ liệu vĩ mô của công ty và 3 lời chứng thực)
Phần 7: Tính năng (6 tính năng cốt lõi của sản phẩm)
Phần 8: CTA

#13 Mở kênh hỗ trợ Twitter

Bạn biết phản hồi của khách hàng cực kỳ quan trọng trong vấn đề giải quyết với bộ phận hỗ trợ khách hàng cũng như hiểu sâu hơn về các cải tiến sản phẩm.

Điều này cũng đúng đối với các công ty SaaS như Shopify, và các công ty trong lĩnh vực khác.

Đó chính là lý do tại sao Shopify đưa ra quan điểm đặt khách hàng và khán giả của họ lên hàng đầu.

Tobias Lütke, co-founder Shopify, từng nói: “khán giả là mạch máu của bạn”.

Shopify đặt khách hàng của họ là trung tâm bằng cách luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Shopify

Chỉ cần nhìn vào số lượng trao đổi nhóm hỗ trợ của họ đã có với khách hàng trong năm ngoái:

Ảnh chụp màn hình hiển thị Shopify

Twitter là kênh quan trọng nhất của Shopify để phản hồi, hỗ trợ và dịch vụ của khách hàng.

Cùng với tài khoản Twitter chính thức của họ, Shopify đã thiết lập một tài khoản Twitter Shopify Support:

Shopify

Nó không chỉ giúp mọi thứ trở nên thuận tiện hơn cho khách hàng mà còn là cơ hội để Shopify cho cả thế giới thấy dịch vụ khách hàng của họ tốt như thế nào (nghĩa là những người khác có thể thấy chính xác cách Shopify nói chuyện với khách hàng). 

Nếu để ý, bạn sẽ thấy Shopify trả lời lại các tweet theo phong cách thân thiện, hữu ích và kịp thời:

Ảnh chụp màn hình hiển thị các bài đăng trên twitter của bộ phận hỗ trợ của shopify

Ngoài ra, nếu bạn cung cấp trải nghiệm khách hàng tuyệt vời trên Twitter, bạn sẽ tạo ra nhận thức tích cực hơn cho thương hiệu của mình.  

Bài học rút ra: Cho cả thế giới thấy dịch vụ khách hàng đẳng cấp bằng một diễn đàn công khai để khách hàng của bạn đặt câu hỏi hỗ trợ và nhận câu trả lời (Shopify cung cấp hỗ trợ khách hàng trên Twitter bên cạnh chat, email và điện thoại).

#14 Chuyển đổi người đăng ký email mới

Có rất nhiều công ty thực hiện newsletters với đặc điểm:

  1. Không hấp dẫn để đăng ký hoặc 
  2. Nhàm chán ngay cả sau khi gửi cho người đăng ký

Shopify thoát ra khỏi khuôn khổ đó ở cả hai khía cạnh. 

Để bắt đầu, hãy xem cách họ giới thiệu newsletters ở đầu trang blog chính:

Ảnh chụp màn hình hiển thị tab blog trên shopify

Và như một CTA ở cuối mỗi bài đăng:

Ảnh chụp màn hình hiển thị biểu mẫu chọn email trên shopify

Thay vì đưa ra CTA có nội dung “Subscribe” thường thấy, CTA của họ là “Get lessons”. Khi bạn nhập email của mình và nhấp vào nút đó, những gì bạn thực sự đăng ký là một newsletter. 

Tuy nhiên, kêu gọi những khách hàng tiềm năng “Get lessons” là một bước ngoặt bất ngờ và hấp dẫn hơn nhiều so với việc chỉ đăng ký nhận một newsletter khác.

Sau đó, thay vì một email chào mừng như bình thường, họ cách tân với “Nhận bản thiết kế miễn phí của bạn”

Ảnh chụp màn hình hiển thị bản nâng cấp nội dung trên shopify

Về bản chất, những điều này hướng người đăng ký đến trang “tài nguyên”… nhưng họ đã cố gắng làm cho nó nghe thú vị hơn khi sử dụng từ “bản thiết kế”. 

Tài nguyên-trang-ngụy trang này liên kết đến một loạt nội dung khác và cung cấp cho người đọc các bước họ cần để thiết lập cửa hàng của mình.

Trang này cũng có các CTA phù hợp với chiến lược xuyên suốt, như đề cập kép về khóa đào tạo/ webinar đã đề cập trong tip #7:

Ảnh chụp màn hình hiển thị bộ đếm ngược và trang đích cho hội thảo trên web trên shopify

Và tất nhiên, một lời kêu gọi độc giả sử dụng tất cả những kiến ​​thức mới này bằng cách “Bắt đầu ngay với bản dùng thử miễn phí 14 ngày”:

Ảnh chụp màn hình hiển thị bản sao và CTA trên shopify

Bạn có thể xem toàn bộ trang ở đây.  

Tóm lại, đây là loại chuỗi newsletter chung mà bạn thường thấy:

“Đăng ký newsletter” → “Nhận tài nguyên miễn phí” → “Đăng ký ngay hôm nay”

Nhưng với Shopify, chuỗi newsletter này trở thành:

“Bài học kinh doanh miễn phí” → “Bản thiết kế miễn phí ” → “ 14 ngày dùng thử miễn phí ”

Trình tự nào hấp dẫn hơn? 

Bài học rút ra: Tùy chỉnh CTA của bạn phù hợp với mong muốn của khách hàng (Shopify thu hút các doanh nhân khi cung cấp các bài học kinh doanh miễn phí, bản thiết kế miễn phí và bản dùng thử miễn phí 14 ngày).

#15 Hack mạng xã hội

Như chúng ta đã thấy trong ví dụ trên, Shopify thích làm mọi thứ bất ngờ, độc đáo theo cách của riêng họ.

Trong một cuộc phỏng vấn trên podcast Hubspot “The Growth Show”, Trưởng phòng Marketing của Shopify, Craig Miller đã giải thích:

“Mọi người đã tweet về Điều khoản dịch vụ của chúng tôi, vì chúng được luật sư chú thích ở phía bên phải và ai đó đã cố gắng giải thích tất cả các biệt ngữ pháp lý ở bên trái.

Hầu hết mọi người không nghĩ về điều đó, nhưng chúng tôi đã nỗ lực tạo ra điều khác biệt và nhận được nhiều retweet từ mọi người “OMG, Shopify có điều khoản dịch vụ tốt nhất tôi từng thấy trong đời”.

Ảnh chụp màn hình hiển thị phần "Điều khoản tài khoản" trên shopify

Craig đưa ra thêm một ví dụ khác cách họ làm sống động trải nghiệm khách hàng:

\”Bạn đã đăng xuất khỏi Shopify. 

Thay vì chỉ nói \”Bạn đã đăng xuất khỏi Shopify\”, nó sẽ nói chúc bạn có một buổi chiều/buổi sáng/buổi tối tốt lành. Theo nghĩa đen chỉ là 3 dòng Javascript, nhưng mọi người nhận xét [và nói] \’that\’s so cool, tôi thích đăng xuất khỏi Shopify\’\”.

Ảnh chụp màn hình hiển thị trang sau đăng xuất trông như thế nào trên shopify
Bài học rút ra: Làm những việc nhỏ tốt hơn mọi người nếu bạn muốn thương hiệu của mình trở nên nổi bật (Đó là Điều khoản dịch vụ và màn hình log out của Shopify).

Nguồn: Sumo

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top