Jan Koum thành lập WhatsApp vào tháng 4 năm 2009 và một tháng sau đó phiên bản sớm nhất của app đã có sẵn để tải xuống trong App Store.
Chạy trên ngôn ngữ lập trình Erlang, trả lời cho câu hỏi WhatsApp là gì thì đó là một app nhắn tin đa nền tảng, đóng vai trò như một giải pháp thay thế đáng tin cậy, giá cả phải chăng cho SMS và MMS – các nhà cung cấp dịch vụ thường tính phí cho mỗi tin nhắn.
Hiện tại, WhatsApp miễn phí trong năm đầu tiên và tính phí chỉ 0,99 xu mỗi năm sau đó. Câu châm ngôn của Koum là “làm thật tốt một việc nào đó”, đây là chìa khóa để anh ấy giữ WhatsApp đơn giản nhưng vẫn mạnh mẽ.
Vào tháng 10 năm 2009, Brian Acton, bạn của Koum và là cựu nhân viên Yahoo, đã kiếm được 250.000 đô la tiền tài trợ hạt giống (Seed Funding) cho WhatsApp, giúp anh trở thành người đồng sáng lập cùng với một lượng cổ phần đáng kể trong công ty.
Khi app tiếp tục đạt được sức hút, Acton và Koum bị choáng ngợp bởi sự chú ý từ các VC, nhưng ban đầu họ đã phản đối. Điều quan trọng nhất, Koum và Acton muốn cung cấp thông tin liên lạc mạnh mẽ, không có quảng cáo và họ cảm thấy việc chấp nhận đầu tư mạo hiểm có thể buộc họ phải thỏa hiệp.
Tuy nhiên, Jim Goetz của Sequoia Capital vẫn kiên trì trong nhiều tháng liền để có một cuộc hẹn với Koum hoặc Acton.
Cuối cùng, vào tháng 4 năm 2011, sau khi Goetz hứa sẽ giữ cho WhatsApp không có quảng cáo, những nhà sáng lập đã chấp nhận mức vốn đầu tư mạo hiểm 8 triệu đô la từ Sequoia.
Đến tháng 11 năm 2011, WhatsApp đã trở thành social app trả phí số 1 cho iOS và đã được tải xuống 10 triệu lần trên Android.
WhatsApp tiếp tục huy động thêm 50 triệu đô la từ Sequoia vào tháng 7 năm 2013.
Vào tháng 2 năm 2014, công ty đã được Facebook mua lại với giá 19 tỷ đô la, mức lớn nhất cho đến nay đối với một công ty được hỗ trợ bởi liên doanh.
Việc mua lại, cùng với 50 tỷ tin nhắn được gửi mỗi ngày từ hơn nửa tỷ người dùng của app, cộng thêm 1 triệu người dùng mới mỗi ngày cho thấy tầm nhìn của WhatsApp đã trở thành hiện thực khi muốn thay thế các kiểu nhắn tin trả phí kiểu cũ.
Trong quý IV năm 2012, Twitter đã tăng thêm 9 triệu người dùng, trong khi Facebook đạt 40 triệu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn các công ty lớn Twitter và Facebook, nhưng con số của WhatsApp vẫn rất ấn tượng.
Vì vậy, ngoài tiện ích đơn giản của họ, bí mật để WhatsApp tăng trưởng ngoạn mục là gì?
Lực đẩy đầu tiên
Sau khi nảy ra ý tưởng ban đầu, Koum đã nhanh chóng chọn cái tên WhatsApp vì nó nghe giống như \”Chuyện gì vậy?\” và anh ấy thành lập WhatsApp Inc. chỉ một tuần sau đó, vào ngày 24 tháng 2 năm 2009, trùng sinh nhật mình. Nhưng WhatsApp không phải lúc nào cũng là một dịch vụ nhắn tin.
Đó là một sự tình cờ, sau khi liên tục bỏ lỡ các cuộc gọi khi tập luyện do quy định của phòng tập cấm điện thoại di động, Koum đã nảy ra ý tưởng về một danh bạ di động hiển thị các trạng thái bên cạnh tên liên hệ, để bạn bè có thể biết nếu ai đó active hoặc đang ở phòng tập, trong một cuộc họp, hay pin điện thoại yếu,…
Cũng trong khoảng thời gian đó, Alex Fishman, người bạn Nga của Koum, đang tổ chức các đêm pizza và chiếu phim cho cộng đồng người Nga địa phương – đôi khi lên đến 40 người cùng một lúc – tại nhà cậu ấy ở Tây San Jose.
Vào những đêm như vậy, Koum đã ngồi hàng giờ đồng hồ nói chuyện với Fishman về ý tưởng app của mình, và người chấp nhận app sớm nhất cũng đến từ nhóm này, bao gồm cả Alex Fishman.
Sau khi download app, Alex đã gặp Koum tại Tony Roma\’s ở San Jose thảo luận về những vấn đề gặp phải. Mặc dù là một idea hứa hẹn, nhưng sự xuất hiện ban đầu của WhatsApp có xu hướng sụp đổ và việc áp dụng ngay không dễ.
Trên thực tế, ngay từ đầu Koum đã thú nhận với Acton (người vẫn chưa đăng ký với tư cách nhà đồng sáng lập) suy nghĩ về việc từ bỏ và tìm kiếm một công việc mới. Acton đã cho Koum lời khuyên “Anh sẽ là một tên ngốc nếu bỏ ngay bây giờ. Hãy cho nó vài tháng nữa”.
Hóa ra, Acton đã đúng.
Không lâu sau khi Apple tung ra thông báo đẩy, được Koum tích hợp vào WhatsApp. Trong phiên bản mới nhất, khi người dùng thay đổi trạng thái của họ, app sẽ ping đến mọi người trong network qua thông báo đẩy.
Người dùng thích chức năng này đến mức họ bắt đầu sử dụng app để ping lẫn nhau, Koum vô tình nhận ra mình đã tạo ra một app nhắn tin tức thì trên mobile.
Anh ấy giải thích, “Có thể tiếp cận với ai đó trên thế giới ngay lập tức với một thiết bị luôn bên bạn sẽ rất hấp dẫn và mạnh mẽ”.
Nắm bắt cơ hội này, Koum đã phát hành WhatsApp 2.0 với chức năng nhắn tin nổi bật hơn và cơ sở người dùng mờ nhạt trước đây nhanh chóng tăng lên 250.000 người – chứng minh Acton đúng và cho Koum biết mình đã đi đúng hướng.
Điều gì không thúc đẩy sự tăng trưởng của WhatsApp?
Trước khi tìm hiểu sâu điều gì đang thúc đẩy sự phát triển của WhatsApp, hãy xem sự khác biệt của họ với nhiều đối thủ cạnh tranh.
Thái độ của Koum và Acton trước \’những điều vô nghĩa\’ là một sợi dây liền lạc kết nối nhiều vấn đề. Ngay bàn làm việc của Koum có một tờ ghi chú nổi bật từ Acton với dòng chữ “Không có quảng cáo! Không có trò chơi! Không quảng cáo!\”.
Khi hai người gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1997, họ thân thiết ngay vì cùng chung tư tưởng “không nhảm nhí”. Khi Koum bắt đầu làm việc tại Yahoo (nơi Acton đã được tuyển dụng), chính điều này càng kết nối tình bạn của cả hai.
Nó cũng chính là tinh thần chung cho từng quyết định họ đưa ra liên quan đến WhatsApp – từ cân nhắc trải nghiệm người dùng đến marketing.
Như đã đề cập ở trên, Koum và Acton rõ ràng không thích quảng cáo, có lẽ do ảnh hưởng từ việc ở Yahoo. Trong một cuộc phỏng vấn với Fast Company, Koum giải thích vì anh ấy coi smart phone là thiết bị rất cá nhân nên việc sử dụng chúng như một phương tiện quảng cáo sẽ không phù hợp.
\”Khi bạn nhận được tin nhắn từ người thân, gia đình hoặc người bạn thân nhất của mình, bạn muốn có thể trả lời tin nhắn đó ngay lập tức, bạn không muốn bị phân tâm bởi bất kỳ quảng cáo nào\”.
Không chỉ từ chối chạy quảng cáo cho WhatsApp, công ty hoàn toàn không chi bất kỳ chi phí nào cho quảng cáo hoặc thu hút khách hàng. Thay vào đó, những người sáng lập đã chọn tập trung vào việc xây dựng một sản phẩm hữu ích. Như Goetz giải thích:
Khi chúng tôi hợp tác lần đầu với WhatsApp vào tháng 1 năm 2011, nó có hơn 10 đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tất cả đều được hỗ trợ bởi quảng cáo (chỉ riêng ở Botswana đã có 16 app nhắn tin). Jan và Brian đã bỏ qua sự khôn ngoan thông thường.
Thay vì nhắm mục tiêu người dùng bằng quảng cáo, họ đã chọn cách ngược lại và tính $1/sản phẩm dựa trên việc biết càng ít về user càng tốt.
Cách làm này đã được chứng minh là vô cùng hiệu quả. Mặc dù, hoặc có lẽ vì họ tránh tất cả marketing, công ty đã đạt mức tăng trưởng viral ấn tượng nhờ một sản phẩm thực sự gây được tiếng vang với người dùng.
Tuy nhiên, chính sách không nhảm nhí của công ty không chỉ áp dụng cho quảng cáo. Mặc dù có cơ sở người dùng khổng lồ và xử lý 50 triệu tin nhắn mỗi ngày, tại thời điểm Facebook mua lại, WhatsApp chỉ có 55 nhân viên – 32 trong số đó là kỹ sư.
Không có gì thừa khi nói đến app hoặc công ty.
Sử dụng một mạng lưới phân phối đã thiết lập
Trong một cuộc thảo luận về sự tăng trưởng của WhatsApp, đồng sáng lập AOL, Steve Case, giải thích:
“Khi chúng tôi ra mắt AOL, chỉ 3% người dùng online một giờ một tuần. Nhưng thời đại đã thay đổi, sự toàn cầu hóa nhanh chóng của Internet, hiện có 2,5 tỷ người dùng online, điều này giúp bạn có thể tăng từ 0 lên 450 triệu người dùng chỉ trong 4 năm”.
Đúng thời điểm này, các điều kiện đã chín muồi để WhatsApp bùng nổ. Quy mô của cơ sở điện thoại kết nối Internet hiện có giúp sự phát triển của WhatsApp có thể thực hiện.
Bởi vì họ dựa vào cơ sở hạ tầng đã được thiết lập – truy cập internet di động thông qua các gói dữ liệu ngày càng là tiêu chuẩn của hợp đồng di động – công ty có thể mở rộng quy mô nhanh chóng và không tốn kém trong khi tập trung nguồn lực vào tạo trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể, nhờ vào mạng di động lớn có sẵn.
Koum và Acton biết cơ hội đến với số đông, vì vậy họ không thiết kế WhatsApp chỉ dành cho người dùng smart phone.
Ngay từ đầu, họ đã làm việc chăm chỉ để đảm bảo WhatsApp hoạt động cho càng nhiều người càng tốt, điều đó có nghĩa là làm cho app hoạt động trên nhiều nền tảng và khả dụng trên nhiều loại thiết bị – thậm chí là những thiết bị rất cũ, được gọi là “ngu ngốc” – và hoạt động trên các hệ thống.
Trong khi nhiều app ngày nay chỉ ra mắt cho người dùng iPhone có phần cứng mới nhất, WhatsApp lại thực hiện cách tiếp cận ngược lại. Tiếp cận đa số, khán giả đại chúng và tiện ích số đông là sứ mệnh.
Một giải pháp thay thế tốt hơn, rẻ hơn cho SMS và MMS
Có thể khẳng định, yếu tố đóng góp quan trọng nhất cho đường cong tăng trưởng ấn tượng của WhatsApp là giải pháp thay thế hợp lý theo cấp số nhân cho SMS và MMS.
Xét cho cùng, WhatsApp ban đầu không phải là một dịch vụ nhắn tin, nhưng nhắn tin rõ ràng là thứ mà người dùng cần – như Koum đã thấy với những lần gửi trạng thái thường xuyên của họ trong WhatsApp 1.0 – các nhà mạng cung cấp nó không tốt.
Dựa trên dữ liệu 2G và 3G, WhatsApp cho phép người dùng bỏ qua các nhà cung cấp dịch vụ di động hạn chế, tốn kém – nhiều nhà cung cấp tính phí cho mỗi tin nhắn, tăng giá cước hoặc hạn chế hoàn toàn tin nhắn.
Ví dụ, ở Singapore, một số người dùng bị giới hạn chỉ 100 tin nhắn mỗi tháng, trong khi chính phủ Ấn Độ chỉ giới hạn 10 tin nhắn mỗi ngày trong một số ngày lễ nhất định.
WhatsApp giúp người dùng giải quyết những hạn chế này với chi phí thấp hơn nhiều.
Trên thực tế, việc né tránh chi phí marketing và dựa vào một nền tảng phân phối đã được thiết lập cho phép WhatsApp tập trung vào việc xây dựng và hỗ trợ một app cung cấp các tính năng có giá trị, được tìm kiếm nhiều hơn những gì các nhà cung cấp dịch vụ di động đang cung cấp, bao gồm group chat, chia sẻ tệp âm thanh và video, chia sẻ vị trí miễn phí trong năm đầu tiên và chỉ $0,99 mỗi năm sau đó.
Trái ngược với kế hoạch tính phí cắt cổ cho mỗi tin nhắn của hầu hết các nhà mạng, các tính năng bổ sung của WhatsApp khiến nó trở nên hấp dẫn hơn.
Group chat nói riêng là tính năng được sử dụng nhiều ở những người dùng trẻ tuổi, nhiều người trong số họ không có tính năng này thông qua SMS hoặc không đủ khả năng để gửi nhiều tin nhắn như vậy.
Ngoài việc đặc biệt hữu ích, các nhóm này có tính năng khuếch đại sự phát triển viral, vượt ra ngoài kết nối 1-1 của việc nhắn tin thông thường. Tất cả điều này đi kèm với chi phí tương đối thấp cho người dùng mới.
Việc giới thiệu rất đơn giản và hợp lý – thay vì quá trình đăng ký dài với việc tạo tên người dùng và mật khẩu, người dùng chỉ cần xác nhận số điện thoại di động của họ; thay vì tạo một vòng tròn xã hội hoàn toàn mới, người dùng được hiển thị danh bạ đã có trên WhatsApp.
Điều này làm cho việc chuyển đổi từ nhắn tin tiêu chuẩn sang WhatsApp không quá mệt mỏi. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của WhatsApp không chỉ là dịch vụ cung cấp chi phí, tính năng và chức năng được cải thiện hơn so với nhắn tin SMS tiêu chuẩn.
Chìa khóa thực sự là khả năng tương tác đa nền tảng cho phép bạn bè kết nối bất kể điện thoại, hệ điều hành, nhà mạng hay quốc gia.
Mặc dù BBM của Blackberry và iMessage của Apple cung cấp các lựa chọn thay thế SMS của riêng họ, nhưng chúng không hoạt động trên các nền tảng. Điều này tự bản thân nó đã phá vỡ một thị trường lâu đời bằng một dịch vụ không chỉ có giá cả phải chăng hơn mà còn đáng tin cậy và hoạt động hiệu quả hơn.
Hướng đến toàn cầu
Đáng chú ý, nhiều kế hoạch nhắn tin hạn chế và các mẫu điện thoại cũ nhất, rẻ nhất đang phổ biến ở các thị trường đang phát triển nơi WhatsApp đã thành công.
Khả năng hoạt động đa nền tảng của WhatsApp, tính khả dụng của nó trên cả smart phone và điện thoại phổ thông cũng như khả năng chi trả đã giúp chúng phát triển nhanh chóng ra quốc tế.
Trên thực tế, có vẻ như những người sáng lập đã suy nghĩ vươn ra toàn cầu ngay từ đầu. Khi công bố việc mua lại Facebook trên blog WhatsApp, Koum khẳng định:
Gần 5 năm trước, chúng tôi bắt đầu WhatsApp với một sứ mệnh đơn giản: xây dựng một sản phẩm thú vị được mọi người sử dụng trên toàn cầu.
Việc giữ liên lạc với một người nào đó trên thế giới phức tạp hơn việc giao tiếp với một người sống trong cùng quốc gia với bạn.
Koum dù là người gốc Ukraine nhưng đã xây dựng WhatsApp để liên lạc với bất kỳ mọi liên hệ trên thế giới nhanh chóng, dễ dàng và giá cả phải chăng.
Trọng tâm toàn cầu này là một phần quan trọng của câu đố đối với WhatsApp, như Koum đã giải thích trên blog WhatsApp vào tháng 12 năm 2013:
Có một người phụ nữ từ New Zealand đã chuyển đến Nam Phi để hoàn thành chương trình Tiến sĩ của mình. Một tuần trước khi cô lên đường trở về nhà, cô đã gặp được người đàn ông trong mộng của mình. Dù sống cách xa ngàn dặm nhưng cô ấy nói họ vẫn giữ liên lạc qua WhatsApp và cảm thấy gần gũi hơn.
Chúng tôi cũng nghe tin từ một phụ nữ người Anh điều hành một tổ chức từ thiện ở Uganda. Cô ấy nói với chúng tôi team cô ấy sử dụng WhatsApp để gửi báo cáo hàng ngày, ảnh và video về những đứa trẻ mà họ đang giúp đỡ. Cô ấy chia sẻ để xây dựng sự ủng hộ cho tổ chức của mình trên toàn thế giới.
Các bác sĩ ở Ấn Độ đang sử dụng WhatsApp để gửi nhanh hình ảnh điện tâm đồ của những bệnh nhân bị đau tim, tiết kiệm thời gian quý giá và có thể là tính mạng.
Tại vùng núi Madrid, lực lượng cứu hộ đã sử dụng WhatsApp để xác định vị trí và cứu những người đi bộ đường dài bị lạc.
Kể từ tháng 4 năm 2014, WhatsApp đã phát triển với tốc độ phi mã ở Brazil, Ấn Độ, Mexico và Nga, càng củng cố thêm tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận toàn cầu của họ.
Trên thực tế, phạm vi tiếp cận toàn cầu này có thể đã thu hút Facebook ngay từ đầu. Vì Facebook không tiếp cận thêm được người dùng mới ở Mỹ, Canada và phần lớn châu Âu, nên WhatsApp chính là đại diện mới để công ty quan sát điều người dùng quốc tế muốn và cần.
Riêng tư
Ngoài các tính năng và chức năng ở trên, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Koum luôn là quyền riêng tư.
Xử lý giao tiếp cá nhân của người dùng là một trách nhiệm lớn và đó là một trong những điều công ty xem trọng. Như Goetz giải thích:
WhatsApp không thu thập thông tin cá nhân như tên, giới tính, địa chỉ hoặc tuổi của bạn. Đăng ký được xác thực bằng số điện thoại, một sự đổi mới đáng kể giúp loại bỏ sự khó chịu khi nhớ tên người dùng và mật khẩu. Sau khi được gửi, tin nhắn sẽ bị xóa khỏi máy chủ của WhatsApp.
Đó là một cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược được hình thành bởi thời thơ ấu của Jan khi lớn lên ở một quốc gia cộng sản với cảnh sát mật. Trải nghiệm đã qua khiến anh đánh giá cao khả năng liên lạc không bị nghe lén hoặc bị ghi âm.
Mặc dù không hào nhoáng như nhắn tin nhóm hoặc chia sẻ tệp, nhưng việc WhatsApp đảm bảo các tin nhắn riêng tư của người dùng vẫn ở chế độ riêng tư là một điều quan trọng trong tăng trưởng.
Câu cửa miệng
Kết hợp lại, các yếu tố trên đã làm cho WhatsApp trở thành một dịch vụ hữu ích và mạnh mẽ. Như thường lệ với các sản phẩm như vậy, một khi người dùng nhận ra tiện ích của app, họ muốn quảng bá rộng rãi.
Truyền miệng đã đang là một động lực tăng trưởng quan trọng cho WhatsApp vì như chúng tôi đã đề cập, công ty không chi tiền cho việc mua lại người dùng.
Không chỉ vậy, không kể vô số bài báo được viết sau vụ mua lại từ Facebook, báo chí đã đề cập đến WhatsApp ít hơn 200 lần – và hầu hết những điều đó đều xảy ra trong hơn 2 năm sau khi công ty ra mắt.
Vào đầu năm 2011, khi WhatsApp đang ở top 20 của App Store Hoa Kỳ, một nhân viên đã hỏi Koum tại sao anh ấy không công khai sự thật. Koum cho rằng:
“Marketing và báo chí làm nó hào nhoáng. Nó lọt vào mắt bạn, và sau đó bạn không tập trung vào sản phẩm\”.
Chính sự tập trung vào sản phẩm – kết quả là UX phong phú – đã đóng góp to lớn vào sự phát triển truyền miệng cho WhatsApp.
Những người đóng góp cho Forbes, Phil Nunes và Larry Downes gọi đây là một hiện tượng do liên lạc thường xuyên giữa người tiêu dùng, trong đó “các sản phẩm mới được người dùng đầu tiên áp dụng và marketing hiệu quả cho những người dùng khác, những người này sẽ là người lan truyền tiếp theo và tạo nên làn sóng lớn hơn”.
Hiệu ứng mạng lưới
Khi nhiều người đổ xô tìm dịch vụ, cơ sở người dùng của WhatsApp đã tăng lên đủ để hiệu ứng mạng lưới được duy trì. Cũng như các mạng lưới lớn như Facebook và Instagram, giá trị của WhatsApp tăng theo cấp số nhân khi càng có nhiều người bắt đầu sử dụng nó.
Ai đó tải xuống WhatsApp và nhận thấy 30 hoặc 40 địa chỉ liên hệ đã sử dụng nó thì có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tương tác và gửi lời mời, trong khi một người chỉ có 2 hoặc 3 liên hệ sử dụng WhatsApp thì ít sử dụng dịch vụ hơn.
Tuy nhiên, càng có nhiều người dùng WhatsApp, thì càng có nhiều khả năng người dùng mới sẽ có một số liên hệ đã sử dụng app – cho người dùng mới lý do để theo dõi và mời các liên hệ còn lại của họ.
Thời điểm thay đổi
Ngày nay, WhatsApp chi khoảng 500.000 đô la mỗi tháng để xác minh qua SMS cho người dùng mới.
Con số này chắc chắn đã tăng lên, nhưng thậm chí từ sớm, phần lớn nguồn tài chính của họ dành cho các văn bản xác minh này – có thể tốn kém là 65 xu mỗi tin – với những người dùng quốc tế sớm chấp nhận sản phẩm.
Để bù đắp những chi phí này, cũng như để đảm bảo WhatsApp không phát triển quá nhanh, app được chuyển từ miễn phí sang $1.
Tuy nhiên, sau khi bổ sung tính năng chia sẻ ảnh vào tháng 12 năm 2009, Koum và Acton nhận thấy tốc độ tăng trưởng tăng đều đặn bất chấp trạng thái trả phí của app. Tại thời điểm đó, Acton đề nghị giữ app trả phí.
Sau khi thử nghiệm mô hình đăng ký 99% mỗi năm trên các thiết bị Android, WhatsApp cũng đã triển khai kế hoạch đăng ký cho các thiết bị của Apple vào tháng 7 năm 2013, hoàn thành quá trình chuyển đổi của công ty từ phí một lần khi tải xuống thành mô hình đăng ký hàng năm.
Giờ đây, người dùng có thể tải xuống và sử dụng WhatsApp miễn phí trong cả năm – đủ thời gian để tương tác với sản phẩm – sau đó họ sẽ được yêu cầu đăng ký.
Mặc dù sự phổ biến của WhatsApp đã giảm đi phần nào vào tháng 7 năm 2013, nhưng sự tăng trưởng của họ nhanh chóng ổn định về số lượt download, trong khi vị trí trong số các app có doanh thu hàng đầu thực sự tăng lên.
Tuy nhiên, việc triển khai mô hình kinh doanh trả phí là một bước quan trọng để phát triển WhatsApp. Nó khiến người dùng có nhiều khả năng tiếp tục tương tác và mời bạn bè của mình hơn.
Như Koum giải thích trên blog WhatsApp vào tháng 12 năm 2013:
Một vài năm trước, Brian và bạn của tôi đã bắt đầu xây dựng một dịch vụ nhắn tin với một trọng tâm duy nhất: trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
Chúng tôi đặt cược nếu đội ngũ kỹ sư của chúng tôi có thể làm cho việc nhắn tin nhanh chóng, đơn giản và cá nhân, chúng tôi có thể tính phí trực tiếp cho dịch vụ mà không cần phải dựa vào các quảng cáo gây phiền nhiễu, quảng cáo trò chơi hoặc tất cả những “tính năng” gây mất tập trung khác đi kèm.
Việc tránh \”quảng cáo gây phiền nhiễu, quảng cáo trò chơi và\” tính năng \”gây mất tập trung\” là hiện thân thực sự của chính sách không nhảm nhí của Koum và Acton.
Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của WhatsApp, vì nó đã cho phép họ bỏ qua những điều tầm thường và tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc phát triển và hoàn thiện một sản phẩm thực sự hữu ích.
Động cơ tăng trưởng hiện tại và tương lai
Hiệu ứng Facebook
Vào năm 2012, khi Instagram được Facebook mua với giá 1 tỷ đô la, nền tảng chia sẻ ảnh đã có khoảng 30 triệu người dùng.
Vào tháng 7 cùng năm đó, chỉ 3 tháng sau, Instagram đã tăng lên 80 triệu người dùng tích cực, tăng hơn gấp đôi lượng người dùng của nó.
Tương tự, kể từ khi Facebook mua lại WhatsApp, nó đã thu hút được khoảng 25 triệu người dùng mỗi tháng.
Việc mua lại có thể được coi là một động thái phòng thủ – đảm bảo WhatsApp không những không trở thành đối thủ cạnh tranh của Facebook mà còn cả với những đối thủ tên tuổi như Google cũng không thể sở hữu WhatsApp.
Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Như Mark Zuckerberg đã giải thích về cuộc mua lại:
“WhatsApp là app được sử dụng rộng rãi duy nhất mà chúng tôi từng thấy với nhiều tương tác hơn và tỷ lệ người sử dụng nó hàng ngày cao hơn chính Facebook…
Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi trong việc xây dựng các dịch vụ toàn cầu với sự tăng trưởng và tương tác mạnh mẽ, chúng tôi tin WhatsApp đang tiến đến con đường tiếp cận hơn một tỷ người trong vài năm tới\”.
Mối quan tâm tiềm ẩn
Ngoài sự gia tăng người dùng mới, sau khi việc mua lại của Facebook được công bố, có khá nhiều phản hồi tiêu cực, nên Koum đề cập trên blog WhatsApp là \”thông tin không chính xác và bất cẩn về mối quan hệ đối tác trong tương lai của chúng tôi sẽ ảnh hưởng như thế nào về vấn đề dữ liệu và quyền riêng tư đối với người dùng WhatsApp\”.
Tuy nhiên, trong cùng một bài đăng này, anh ấy tiếp tục khẳng định:
“Nếu hợp tác với Facebook có nghĩa là chúng tôi phải thay đổi các giá trị của mình, chúng tôi đã không làm điều đó. Thay vào đó, chúng tôi đang hình thành một quan hệ đối tác cho phép chúng tôi tiếp tục hoạt động độc lập và tự chủ.
Các giá trị và niềm tin cơ bản của chúng tôi sẽ không thay đổi. Nguyên tắc của chúng tôi sẽ không thay đổi.
Mọi thứ đã khiến WhatsApp trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực nhắn tin cá nhân vẫn sẽ được duy trì. Suy đoán ngược lại không chỉ là vô căn cứ mà còn vô trách nhiệm.
Nó khiến mọi người sợ chúng tôi sẽ đột ngột thu thập tất cả các loại dữ liệu mới. Điều đó không đúng, và điều quan trọng đối với chúng tôi là bạn phải biết điều đó.
Đừng nhầm lẫn: mối quan hệ đối tác trong tương lai của chúng tôi với Facebook sẽ không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của chúng tôi đến thời điểm này.
Koum đảm bảo với người dùng sự tôn trọng quyền riêng tư của họ được “mã hóa thành DNA của [WhatsApp]” và sự phát triển liên tục của công ty cho thấy phần lớn người dùng đang tin tưởng điều này.
Cùng đó, một trong những lời chỉ trích phổ biến nhất đối với công ty là họ đang ăn cắp doanh thu từ các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Nhưng công ty không đồng ý với đánh giá đó. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012 với Reuters, Acton khẳng định ngược lại:
“Tôi nhìn nhận từ góc độ chúng tôi đang tạo điều kiện cho sự chuyển dịch rộng rãi sang các gói dữ liệu và các đơn vị cung cấp các gói đó là các nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy họ được hưởng lợi khá đáng kể. Tất cả là về dữ liệu\”
Một mối quan tâm khác và nghiêm trọng hơn với WhatsApp, như đồng sáng lập AOL, Steve Case, chỉ ra mức định giá 19 tỷ đô la khiến nhiều người tự hỏi liệu đây có phải là một bong bóng ảo không.
Case nói: “Khi chứng kiến AOL tăng từ 70 triệu đô la tại đợt IPO năm 1992 lên 150 tỷ đô la trong vòng chưa đầy một thập kỷ, nó có cảm giác hơi giống như déjà vu vậy”.
Tuy nhiên, ông tiếp tục khẳng định bối cảnh đã thay đổi theo hướng quỹ đạo tăng trưởng của WhatsApp đang hợp lý hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, nhiều người lo ngại tốc độ tăng trưởng tại WhatsApp sẽ chậm lại.
Như chúng tôi đã đề cập trước đây, điều này thực sự đã xảy ra với những gã khổng lồ khác như Facebook và Twitter, và khi bất kỳ cơ sở người dùng nào phát triển, người dùng mới tự nhiên trở nên khó tìm hơn.
Nguồn: GrowthHackers