24 ví dụ về Storytelling không thể không nhắc tới trong Marketing

Storytelling được sử dụng trong marketing để kết nối với khách hàng ở mức độ \’so deep\’. Dưới đây là các ví dụ về storytelling xuất sắc, cùng với 4 kỹ thuật storytelling mà bạn có thể áp dụng ngay.

Tại sao chúng ta đọc sách, xem phim, nghe nhạc và học hỏi kinh nghiệm sống của nhau?

Trong Made to Stick, Gary Klein, một nhà tâm lý học nghiên cứu việc ra quyết định với áp lực cao, cho rằng những câu chuyện được kể lại vì chúng chứa đựng sự khôn ngoan của những người đi trước.

Một câu chuyện có khả năng cung cấp sự mô phỏng theo ngữ cảnh (kiến thức về cách hành động) cũng như nguồn cảm hứng (động lực để hành động).

Cả hai khía cạnh đều \”hướng đến việc tạo ra hành động\”.

Và khi bạn kể một câu chuyện hay, bạn có thể tạo ra hành động hỗ trợ doanh nghiệp của mình.

Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá cách trở thành một storyteller và cách kể chuyện được các thương hiệu sử dụng trong một số hoạt động marketing.

Table of Contents

Tại sao Storytelling lại hiệu quả?

Nhiều thương hiệu lớn và nhỏ ngày nay phát hiện ra storytelling là một chiến lược marketing rất hiệu quả.

ví dụ về Storytelling

Trên thực tế, các thương hiệu sử dụng storytelling trong chiến lược marketing không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn duy trì sự tương tác. Vì thế, nhiều thương hiệu hiện nay kết hợp storytelling vào kế hoạch content marketing tổng thể.

Storytelling giúp các doanh nghiệp và content marketer tạo ra nội dung hấp dẫn, cốt yếu xây dựng lòng tin và lòng trung thành của list khách hàng với thương hiệu.

Storytelling đã được sử dụng trong marketing và quảng cáo truyền thống kể từ buổi bình minh của Chủ nghĩa tư bản. Ngày lễ tình nhân là một ví dụ kinh điển về câu chuyện tình yêu đã mang lại cho doanh nghiệp hàng tỷ đô la doanh thu.

kể chuyện được sử dụng trong quảng cáo
Câu chuyện tình yêu mấy em tin do anh vẽ ra \’)

Vậy tại sao cách làm này lại hiệu quả?

Đây là câu chuyện mọi người đã truyền tai nhau bao đời nay. Nó là một quá trình tiến hóa đã ăn sâu vào tâm lý tập thể và cá nhân của chúng ta, là một kỹ năng được lưu truyền qua nhiều thế hệ, từ người kể này sang người kể khác.

Từ quây quần bên đống lửa trại đến xem loạt phim Netflix mới nhất, những người kể chuyện chia sẻ những câu chuyện để truyền lại kiến ​​thức, kinh nghiệm và cảm hứng cho nhau.

Quan trọng, storytelling đảm bảo thành công cho thương hiệu của bạn khi khai thác cơn khát tiến hóa này.

Trở thành storyteller giỏi khiến khách hàng tìm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn như nấm mọc sau mưa. Hơn nữa, nó còn khiến doanh nghiệp của bạn chiếm spotlight đêm nay.

Các thành phần của một câu chuyện hay

Storytelling là một hình thức nghệ thuật chủ quan. Điều khiến một content trở thành một câu chuyện hay phụ thuộc vào ý kiến ​​của khán giả (khán giả mục tiêu của bạn). 

Mặc dù storytelling của thương hiệu không phải lúc nào cũng phù hợp với thị hiếu của mọi người, nhưng có một số cách có thể mang đến cơ hội thành công cao hơn.

Một câu chuyện hay có những nội dung sau:

Sự giải trí

Một câu chuyện với cách kể giải trí sẽ khiến khán giả bị cuốn hút và \’nhai lại\’ để xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Một câu chuyện giải trí thường có đầy đủ nhân vật, cá tính, văn hóa và sự dí dỏm. Nó làm cho một tác phẩm dễ truyền tải hơn và thường rất thuyết phục.

Cá nhân hóa

Tùy thuộc vào thị trường ngách thương hiệu của bạn, hãy kể những câu chuyện mang tính cá nhân và liên quan. Nó không nhất thiết phải liên quan đến hầu hết những người đang đọc. Hãy nhớ đối tượng và cơ sở khách hàng có chung mối quan tâm hoặc mục tiêu với thương hiệu của bạn sẽ dễ marketing và có nhiều khả năng thưởng thức nội dung hơn.

Giáo dục

Một câu chuyện giáo dục thu hút khán giả khiến họ tò mò và khát khao kiến ​​thức. Một cộng đồng tìm thấy lợi ích giáo dục trong nội dung của bạn có thể sẽ tin tưởng vào thương hiệu, trở thành khách hàng trung thành.

Có phương pháp

Một câu chuyện có phương pháp tiếp cận và dễ theo dõi không chỉ làm cho câu chuyện về thương hiệu của bạn trở nên rõ ràng và dễ đọc mà còn phản ánh tốt về kỹ năng tổ chức của doanh nghiệp bạn.

Đáng nhớ

Để làm cho nội dung của bạn trở nên đáng nhớ, hãy kể những câu chuyện mang tính giải trí, giáo dục, dễ liên tưởng và được viết hay. Điều này không chỉ giúp thông điệp ở lại với khán giả mà còn gợi lên ý nghĩa tích cực đối với thương hiệu của bạn.

Kỹ thuật Storytelling

Có nhiều kỹ thuật kể chuyện rất hiệu quả mà bạn có thể sử dụng trong content của mình để làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng để giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi có thể sử dụng ngay bây giờ, đây là một vài kỹ thuật kể chuyện được ưa chuộng.

Hành trình của anh hùng

Hành trình của anh hùng, đôi khi được gọi là monomyth, thuộc về chủ đề phổ biến trong cấu trúc câu chuyện được xây dựng bởi nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới.

Nó diễn ra như thế này: Nhân vật anh hùng đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, mạo hiểm đi vào nơi không xác định để có được thứ gì đó cho bản thân hoặc thứ mà họ rất cần.

Để đạt được mục tiêu này, người anh hùng thể hiện lòng dũng cảm và sự quả cảm, chiến thắng kẻ thù, chiến thắng nỗi sợ hãi lớn nhất và chiến thắng khi đối mặt với thảm họa tàn khốc.

Và một khi những con quái vật đã bị đánh bại, người anh hùng trở về nhà. Niềm hân hoan, sức nặng ý thức của họ được nâng lên, họ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống.

ví dụ về Storytelling

Như hình trên, có 3 hành động khác biệt trong Hành trình của người anh hùng. Chúng được định nghĩa bởi Joseph Campbell vào năm 1949 là:

  • The Departure Act: hành động đầu tiên liên quan đến việc nhân vật anh hùng mạnh mẽ rời khỏi nhà và cam kết trở về với kết quả mong muốn.
  • The Initiation Act: Người anh hùng giờ đây đã phiêu lưu vào vùng lãnh thổ nguy hiểm chưa được biết đến, đối mặt và vượt qua nhiều thử thách kiểm tra sức mạnh, lòng dũng cảm và tinh thần của họ.
  • The Return Act: Người anh hùng chiến thắng, trở về nhà để giao bất cứ thứ gì họ đã tìm kiếm để cứu người/vùng đất đó.

Trong trường hợp content marketing, bạn muốn đặt khách hàng vào vai trò của người hùng chiến thắng và sản phẩm của bạn là thứ sẽ đưa họ đến đó. Giống như nếu Frodo là khách hàng của bạn thì chiếc nhẫn là sản phẩm của bạn.

hành trình của anh hùng
Frodo Baggins là nhân vật hư cấu của nhà văn người Anh J. R. R. Tolkien, nam chính trong tác phẩm The Lord of the Rings

Khi bạn hiểu những điều cơ bản về kỹ thuật kể chuyện được yêu thích này, bạn có thể sáng tạo nội dung không có giới hạn.

Cách sử dụng: Tạo một hành trình hoành tráng từ trải nghiệm khách hàng bằng cách kể câu chuyện về người anh hùng (hay còn gọi là khách hàng của bạn), người phải đối mặt với một thử thách bất khả thi (chẳng hạn như một smartphone có thể dễ vỡ) chỉ để chiến thắng trở về nơi an toàn (thông qua vỏ smartphone của thương hiệu bạn).

Before-After-Bridge

Before-After-Bridge là một kỹ thuật viết cho thấy kết thúc có hậu trước khi kể về giải pháp mang lại kết thúc đó.

Trong trường hợp content marketing, bạn muốn cho khách hàng thấy họ có thể hạnh phúc như thế nào trước khi nói với họ sản phẩm.

Before-After-Bridge được thiết kế để không chỉ giúp đỡ và cung cấp cho người đọc thông tin có giá trị mà còn làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ trở thành giải pháp giải quyết vấn đề.

Nó hoạt động như thế này:

  • Before: Bắt đầu bằng cách đề cập đến người đọc của bạn, chi tiết hoặc cho họ thấy bạn hiểu và quan tâm đến vấn đề của họ.
  • After: Tiếp theo, giải thích cuộc sống của họ có thể dễ dàng và tốt đẹp hơn như thế nào nếu họ không gặp phải vấn đề đó. 
  • Bridge: Bước cuối cùng, cung cấp cho người đọc của bạn một giải pháp dễ dàng đạt được. Giải pháp là cây cầu đưa họ thoát khỏi bế tắc.

Cách sử dụng: Xác định \’điểm đau\’ của khách hàng và sau đó kể cho họ nghe về tất cả những khách hàng khác đã tìm ra cách thoát khỏi tình trạng khốn khổ của họ. Sau đó, nói với họ về cách sản phẩm của bạn đã giúp họ đạt được điều đó.

AIDA

AIDA là một từ viết tắt phác thảo cấu trúc 4 bước giúp truyền tải thông điệp đến khán giả một cách có phương pháp và ngắn gọn.

Nó có thứ tự như thế này:

  • Attention: Đầu tiên, bạn phải thu hút sự chú ý của khán giả. Có nhiều cách để thực hiện việc này, bạn chọn cách nào để thực hiện nhanh chóng. Khoảng thời gian chú ý thường không kéo dài.
  • Interest: Khi bạn đã thu hút được sự chú ý của khán giả, đã đến lúc tạo ra sự quan tâm để thu hút họ. Điều gì đó có liên quan, gây tranh cãi hoặc hữu ích sẽ hoạt động tốt nhất.
  • Desire: Tiếp theo, là một storyteller giỏi, bạn phải khơi gợi được mong muốn của khán giả. Tận dụng bản chất cơ bản của con người, các khía cạnh như tò mò, cảm hứng hoặc sáng tạo.
  • Action: Và cuối cùng, hãy hướng dẫn khán giả của bạn đến một CTA. Ví dụ, \”Để giải quyết vấn đề đã nói, hãy làm điều này và nó sẽ thổi bay những rắc rối của bạn\”.

Carl\’s Jr đã làm điều tương tự như vậy vào đầu những năm 2000 với một chiến dịch gây tranh cãi để những người mẫu ăn mặc hở hang ăn bánh mì kẹp thịt của họ.

carl\'s jr quảng cáo gây tranh cãi

Cơ thể trần trụi thu hút sự chú ý của mọi người và những chiếc bánh mì kẹp thịt níu được sự quan tâm của họ. Mọi người bàn tán về họ và mua bánh mì kẹp thịt của họ.

Apple sử dụng kỹ thuật tương tự (với ít vụ bê bối hơn) bằng cách đưa ra tuyên bố táo bạo trong quảng cáo chiếm lấy sự chú ý của bạn.

quảng cáo táo

Họ trêu chọc mọi người bằng một tuyên bố táo bạo, bạn không thể không muốn tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn bảo mật của iPhone.

Cách sử dụng: Bạn không nhất thiết phải sử dụng yếu tố nhạy cảm để bán sản phẩm của mình, nhưng bạn có thể sử dụng thứ gì đó thu hút sự chú ý của khách hàng.

PPPP

Cấu trúc bốn chữ P rất giống với chiến lược AIDA nhưng nó cung cấp nhiều yếu tố mở rộng hơn.

Bốn chữ P bao gồm 4 giai đoạn sau:

  • Promise: Để bắt đầu, hãy hứa với khán giả để thu hút sự chú ý của họ. Hứa sẽ giải quyết một vấn đề gì đó sẽ thu hút sự chú ý của mọi người.
  • Picture: Tiếp theo, storytelling được cho là một loại hình nghệ thuật, vì vậy hãy tạo tiền đề bằng cách vẽ một bức tranh với ngôn ngữ sôi động, mô tả sự hấp dẫn. Một cách hiệu quả để làm điều này là khiến người đọc tưởng tượng đang tận hưởng những lợi ích của một kết quả họ mong muốn.
  • Proof: Bây giờ bạn đã thiết lập quan điểm và cho người đọc thấy nội dung của bạn có lợi, đã đến lúc cung cấp một chút bằng chứng về tuyên bố và luận điểm của bạn. Thống kê, đồ thị, nghiên cứu được trích dẫn, bất cứ điều gì bạn cần sử dụng để chứng minh lợi ích và độ tin cậy cho giải pháp của bạn.
  • Push: Cuối cùng không kém phần quan trọng, sự thúc đẩy. Cú hích là CTA quan trọng, là phần nội dung khuyến khích và thuyết phục khán giả tìm đến thương hiệu bạn.

Mở rộng cấu trúc AIDA, 4P với cấu trúc storytelling này sẽ thêm chiều sâu hơn nữa cho câu chuyện của bạn.

Cách sử dụng: Đưa khách hàng vào câu chuyện bằng cách cho họ thấy cuộc sống của họ có thể được cải thiện đáng kể như thế nào nhờ sản phẩm của bạn. Sử dụng đánh giá của các khách hàng để hỗ trợ tuyên bố đó.

24 ví dụ về Storytelling trong Marketing

A. Cốt truyện thử thách: Những câu chuyện về việc vượt qua khó khăn

Những câu chuyện thuộc thể loại này đều là về kẻ yếu thế; người đang đối mặt với một thử thách lớn, khó vượt qua.

Tại sao câu chuyện về người yếu thế lại hấp dẫn như vậy? Có lẽ chúng ta cảm nhận được công lý và sự công bằng trong hoàn cảnh nhân vật đó.

Hoặc đó cũng là cách nó truyền cảm hứng cho thấy chúng ta cũng có thể vượt qua nghịch cảnh.

1. Warby Parker  – \’mắt kính thiết kế có mức giá cách mạng\’

Warby Parker Giới thiệu Câu chuyện

Ngành công nghiệp mắt kính được thống trị bởi một công ty duy nhất: sản xuất và kiểm soát hơn 80% các thương hiệu còn lại trên thế giới. Điều này cho phép họ kiểm soát giá theo cách họ muốn.

Warby Parker được thành lập với sứ mệnh: phá vỡ thế độc quyền này và bán những chiếc mắt kính tốt với giá cả phải chăng.

2. Dollar Shave Club – \’giúp bạn cạo râu với vài đô la một tháng\’

Dollar Shave Club Trang chủ Câu chuyện Giới thiệuCandy

Dollar Shave Club trả lời một câu hỏi đơn giản: Tại sao phải trả nhiều hơn cho công nghệ cạo râu mà bạn không cần?

Nhiều máy cạo râu trên thị trường có các tính năng hứa hẹn cạo râu tốt hơn, nhưng cũng có mức giá đắt hơn.

Dollar Shave Club muốn thay đổi điều đó bằng cách giao những chiếc máy cạo râu chất lượng đến tận nhà bạn mỗi tháng với giá chỉ $1!

3. Greats – giày thiết kế trực tiếp cho khách hàng

Giới thiệu câu chuyện về trang chủ của GreatsCandy

Jon Buscemi và Ryan Babenzien đã làm trong ngành công nghiệp giày dép được vài thập kỷ.

Kinh nghiệm lâu năm khiến họ nhận ra khách hàng đang trả phí cho một hệ thống kém hiệu quả như thế nào.

Bán trực tiếp cho khách hàng giúp họ bán đôi giày của mình với phân nửa giá phân khúc thị trường.

Greats đã cố gắng thu hút một lượng lớn người theo dõi, mặc dù ngân sách marketing bỏ ra rất nhỏ.

Nghe thêm câu chuyện truyền cảm hứng của họ trong video dưới đây:

4. Star Wars – một đế chế khổng lồ gồm hàng hóa, trò chơi,… được xây dựng dựa trên một câu chuyện hấp dẫn

Ngày Chiến tranh giữa các vì sao Ngày 4 tháng 5 sẽ đến với bạn Kích hoạt Truyền nhiễm Jonah Berger Giới thiệuCandy

Câu chuyện của Luke Skywalker được dựa trên Hành trình của anh hùng. Ngày nay, câu chuyện đó và Vũ trụ xoay quanh nó là trung tâm của một ngành công nghiệp khổng lồ.

5. Everlane – câu chuyện mới xoay quanh việc mua quần áo

Nhiệm vụ minh bạch cấp tiến của Everlane

Được thành lập bởi Michael Preysman với tiền đề rằng khách hàng nên biết những gì diễn ra đằng sau mỗi thẻ giá, Everlane hứa hẹn sẽ minh bạch trong mọi khía cạnh kinh doanh của họ và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng bằng cách bỏ qua những người trung gian không cần thiết.

Trong vòng chưa đầy 3 năm, Everlane được cho là đã tạo ra doanh thu 12 triệu đô la, với một số sản phẩm của nó do các ngôi sao điện ảnh thực hiện.

6. Chipotle – The Scarecrow kể câu chuyện về một chàng trai nhỏ bé đấu tranh với một tập đoàn công nghiệp lớn

chipotle-bù nhìn

“The Scarecrow” là một chiến dịch tích hợp bao gồm một đoạn phim hoạt hình ngắn, một mobile game và một bài hát. Chiến dịch là sự cố gắng của một con bù nhìn (đại diện cho Chipotle) ​​chống lại tập đoàn nông nghiệp độc ác, Crow Foods, nhằm mang lại thực phẩm bền vững cho quần chúng.

Video đã thu hút được hơn 6 triệu lượt xem và chiến dịch tổng thể đã tạo ra hơn 614 triệu lượt hiển thị PR.

7. Under Armour – #IWillWhatIWant đại diện cho chiến thắng trước nghịch cảnh

Under Armour I Will What I Want Misty Copeland Droga5

Chiến dịch có sự tham gia của vũ công ba lê Misty Copeland, vận động viên trượt tuyết Olympic Lindsey Vonn, siêu mẫu Gisele Bundchen và những người khác.

B. Cốt truyện kết nối – Những câu chuyện về việc đến với nhau

Có phải bạn rất hài lòng, thỏa mãn khi chứng kiến ​​các nhân vật có các hoàn cảnh khác biệt gắn kết với nhau. Đó là những câu chuyện về định kiến ​​và khuôn mẫu được nhân vật chính đứng lên đấu tranh nhằm thúc đẩy chúng ta yêu thương và chấp nhận nhau hơn.

Các thương hiệu được giới thiệu dưới đây cung cấp một nền tảng nơi khách hàng có thể xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng khác. Họ có cơ hội để chia sẻ cũng như học hỏi những điều có ý nghĩa.

8. TOMS – “Một cho một”

TOMS Trang chủ Câu chuyện Giới thiệuCandy

Cốt lõi của TOMS nằm ở mô hình One for One ®. Bất cứ khi nào khách hàng mua một đôi giày, mắt kính hoặc hạt cà phê TOMS, họ có thể cảm thấy như mình đã trở thành một phần của điều gì đó có ý nghĩa.

TOMS One for One Câu chuyện Giới thiệuCandy

9. Vòng tay Pura Vida – #hồi đáp cho các nghệ nhân ở Costa Rica

Pura Vida Impact Câu chuyện Giới thiệuCandy

Đây là ý tưởng cung cấp việc làm cho các nghệ nhân ở Costa Rica bằng cách bán vòng tay Pura Vida online.

Sau đó, nó đã được mở rộng với Bộ sưu tập từ thiện của họ: giúp trao lại cho hơn 100 tổ chức từ thiện trên toàn cầu.

Bất cứ khi nào khách hàng mua một chiếc vòng tay, 20% doanh thu sẽ được trích ra ủng hộ cho quỹ từ thiện.

10. Tentree – Mỗi mười cây xanh sẽ cứu thế giới

lều Giới thiệu Câu chuyện Giới thiệuCandy

Tentree đại diện cho sự kết nối mật thiết giữa người tiêu dùng và môi trường.

Với mỗi lần mua, mười cây xanh được trồng thay cho khách hàng ở những nơi như Madagascar và Ethiopia. Việc trồng lại rừng giúp ngăn ngừa lở đất và lũ lụt, cho phép người dân địa phương làm trang trại và cư ngụ trong sự an toàn.

Tentree Câu chuyện Mã Cây Giới thiệuCandy

Mỗi khách hàng được phát thẻ cây riêng, vì vậy họ biết cây nào đã được trồng nhờ họ. Điều này đem đến cho khách hàng cảm giác trực tiếp về thành tích và quyền sở hữu.

Tentree Tree Map Câu chuyện Giới thiệuCandy

11. Airbnb – Kết nối mọi người trên thế giới

Airbnb Giới thiệu Câu chuyện Giới thiệuCandy

Airbnb là một thị trường lưu trú, nơi mọi người có thể tìm và đặt phòng khắp nơi trên thế giới.

Nó cung cấp một nền tảng mà mọi người từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau có thể kết nối thông qua không gian ở chung.

Những nơi như biệt thự hoặc thậm chí lâu đài có thể được đặt trước, đảm bảo một trải nghiệm có một không hai.

12. CrossFit – một cuộc nổi dậy chống lại văn hóa thể dục chính thống

Crossfit đào tạo truyền miệng Giới thiệu

Câu slogan trên trang web của CrossFit: “Chúng tôi tìm cách xây dựng một chương trình dự bị tốt nhất cho các học viên để ứng phó với các tình huống thể chất – không chỉ cho những điều chưa biết mà còn cho những tình huống không ngờ”.

13. Google – Google Zeitgeist, “Tình yêu Paris” và các câu chuyện cảm động, hấp dẫn của họ đã thu hút hàng triệu lượt xem

Câu chuyện truyền miệng của Google Giới thiệuCandy

Kể từ năm 2010, Google đã tạo nên truyền thống phát hành một video về các tìm kiếm của năm, được gọi là “Tìm kiếm hàng đầu trong năm”.

Xuyên suốt video, chúng ta có thể tóm tắt lại những sự kiện đã ảnh hưởng đến thế giới, những con người vĩ đại đã qua đời, những anh hùng nổi tiếng gần đây và nhiều sự cố xúc động khác. Cuối cùng, nó để lại cho chúng ta cảm giác hy vọng cho năm tiếp theo.

14. Spotify – Âm nhạc là tiếng nói của bạn

spotify-millenials

Vào năm 2015, Spotify đã khởi động chiến dịch #thatsongwhen. Âm nhạc đã gợi lại ký ức và Spotify sử dụng kết nối cảm xúc đó trong một social media và online mời người dùng chia sẻ bài hát và những câu chuyện ý nghĩa đằng sau đó.

15. Dove – Chiến dịch Vì vẻ đẹp Thực sự

chim bồ câu khô héo-tuyệt vời

Năm 2004, Unilever phát động Chiến dịch Dove for Real Beauty với mục đích trở thành “tác nhân thay đổi để giáo dục và truyền cảm hứng cho các cô gái một định nghĩa rộng hơn về vẻ đẹp để họ cảm thấy tự tin hơn về bản thân”.

16. Coca-Cola – Dạy cả thế giới hát

buy-the-world-a-coke

\”Hilltop\” của Coca-Cola là một quảng cáo leng keng khiến cả thế giới hát theo. Trên thực tế, bài hát nổi tiếng đến mức rất nhiều người đã gọi đến các đài phát thanh và yêu cầu phát quảng cáo.

Nó có phiên bản “Chorus of the World”, một tập hợp những người thuộc nhiều dân tộc khác nhau hát bài “I’d Like To Buy The World A Coke” trên một ngọn đồi.

17. Apple

apple-1984 (1)

FaceTime mỗi ngày là một series quảng cáo truyền hình giới thiệu mọi người giao tiếp với bạn bè và những người thân yêu qua FaceTime.

Các phân cảnh tập trung vào các diễn viên hơn là sản phẩm (iPhone 5), quảng cáo đã thể hiện sức mạnh cảm xúc của giao tiếp bằng hình ảnh.

Quảng cáo kết thúc bằng dòng, \”Mỗi ngày, nhiều người kết nối face-to-face trên iPhone hơn bất kỳ điện thoại nào khác\”.

C. Cốt truyện sáng tạo – những câu chuyện về một góc nhìn mới

Cốt truyện sáng tạo mô tả một cách giải quyết vấn đề mới lạ thú vị. Những câu chuyện như vậy thể hiện một cảm giác mới mẻ và góc nhìn thiên tài, khiến chúng ta cảm thấy kinh ngạc.

Những thương hiệu dưới đây là hiện thân của ý tưởng này và là một trong những sản phẩm có một không hai.

18. Asana – làm việc nhóm không cần email

Asana Home Stories Giới thiệuCandy

Trong văn phòng hiện đại, mọi người dành rất nhiều thời gian với các email: phân loại, lọc, trả lời, chuyển tiếp. Rất nhiều thời gian bị lãng phí và điều này không cải thiện việc giao tiếp và thảo luận các ý tưởng.

Asana cho phép các nhóm tạo và giao nhiệm vụ, cũng như bình luận và thảo luận mà không cần sử dụng một email.

Họ đã tạo ra một cuộc cách mạng cho các nhóm kết nối hơn và tiết kiệm thời gian dành cho email.

19. Sugru – \’tương lai cần sửa chữa\’

Sugru Giới thiệu Câu chuyện Giới thiệuCandy

Sugru là loại keo đúc đầu tiên trên thế giới có thể biến thành cao su.

Nhà sáng lập Jane Ní Dhulchaointigh đã thực hiện ý tưởng đó khi cô ấy muốn sửa chữa những thứ mình có thay vì mua cái mới.

Sản phẩm cuối cùng ra đời vài năm sau đó, với một số đặc tính giống như siêu anh hùng: mạnh mẽ, bền, linh hoạt, mềm, dai, không thấm nước, có thể tháo rời và hơn thế nữa!

Nó đã được sử dụng cho bất cứ thứ gì, từ cố định giá rửa bát đến cố định camera trên máy bay.

20. JU.ST – mayonnaise và bánh quy ngon nhất thế giới

chỉ là thức ăn

JU.ST muốn tạo ra một thế giới tốt hơn cho động vật và môi trường.

Họ bắt đầu với sản phẩm đầu tiên của mình, Just Mayo. Nó đặc biệt như thế nào? Nó không chứa trứng.

Nó ngon, tốt hơn cho sức khỏe của bạn, cho ví tiền của bạn và giúp môi trường giảm gánh nặng!

Họ cũng có Just Cookies: bền vững, không chứa cholesterol và không có sữa.

21. Moleskine – cuốn sổ huyền thoại (theo nghĩa đen)

Moleskine Giới thiệu Câu chuyện Giới thiệuCandy

Sổ tay là bạn đồng hành của một số nghệ sĩ và nhà tư tưởng vĩ đại nhất: Vincent van Gogh, Pablo Picasso và Ernest Hemingway.

Họ lưu trữ tất cả ý tưởng của họ trong đó và cư xử với chúng bằng sự tôn trọng và yêu thương.

Moleskine bắt đầu tôn vinh truyền thống sử dụng sổ tay.

Họ muốn cung cấp cho mọi người những cuốn sổ ghi chép giống nhau đã phục vụ những huyền thoại sáng tạo trên tất cả hành trình sử thi của họ.

22. Kung Fury – một tạp chí hành động thời hiện đại của thập niên 80

kung-fury-youtube-Kingsley

Đoạn giới thiệu cho Kung Fury xoay quanh câu chuyện về một cảnh sát phản bội, người buộc phải du hành ngược thời gian để giết Adolf Hitler, với sự giúp đỡ của những kẻ man rợ, khủng long và một á thần Viking.

Tiền đề điên rồ đến mức mọi người nghe về nó đều háo hức kể cho tất cả những người bạn yêu thích phim hành động của họ về nó.

23. GoPro – cuộc sống phiêu lưu của bạn

GoPro-1

“GoPro tuyệt vời ở chỗ nó mang ý nghĩa “tấn công toàn diện” cho dù đam mê hay sở thích của bạn là gì… hãy theo đuổi chúng và sống hết mình. \’Be a HERO\’ ra đời từ tên của sản phẩm đầu tiên của chúng tôi, HERO Camera. Với ý tưởng, máy ảnh của chúng tôi có thể giúp bạn chụp những bức ảnh (và quay video) khiến bạn giống như một ANH HÙNG”.

24. GoldieBlox – đồ chơi trao quyền cho thế hệ kỹ sư nữ tiếp theo

goldieblox

Khi Debbie Sterling đang theo học ngành Cơ khí ở trường đại học, cô ấy đã cảm thấy phiền lòng vì có quá ít phụ nữ trong chương trình học của mình.

Lời kêu gọi với GoldieBlox bắt đầu khi cô nhận ra những bộ đồ chơi xây dựng như Lego, giúp phát triển logic, hiểu biết về không gian và các kỹ năng quan trọng khác, thường được dành cho các bé trai chứ không phải bé gái.

GoldieBlox là món đồ chơi Sterling mong muốn có được, để cho phép các cô gái trẻ phát triển niềm yêu thích với kỹ thuật và xây dựng. Điều này sẽ giúp họ có được vị thế bình đẳng khi cạnh tranh với các chàng trai trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Cốt lõi của mỗi thương hiệu tuyệt vời là một câu chuyện

Hãy tự hỏi bản thân: động lực đằng sau thương hiệu của bạn là gì? Bạn đã đặt ra những vấn đề gì để giải quyết?

Câu chuyện bạn kể phải là một câu chuyện về niềm đam mê và động lực của bạn.

Hãy tập trung kể câu chuyện đó với tất cả niềm say mê và mọi người sẽ lắng nghe.

Nguồn: RefferalCandy Blog

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top