Tại sao case Buffer growth hack lại đạt được những con số ấn tượng như vậy?
Vài năm trở lại đây, có một vấn đề mà người dùng mạng xã hội phải đối mặt, đó là cập nhật tài khoản với content mới thường xuyên.
Họ phải cập nhật nội dung các tài khoản này theo cách thủ công và liên tục update post mới để nuôi dưỡng những follower. Bên cạnh đó, họ phải đăng nhập vào tài khoản của mình nhiều lần trong một ngày. Phương pháp này rườm rà và mất nhiều thời gian.
Vì thế, Buffer ra đời để giải quyết bài toán đó. Nó là một công cụ social media cho phép bạn quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội từ một nơi duy nhất.
Điều này có nghĩa là khi bạn đã thiết lập Buffer với các tài khoản mạng xã hội, bạn sẽ đăng nhập chỉ một lần. Bạn cũng có thể kiểm soát và quản lý tài khoản của mình tại một nơi.
Sau đó, phần quan trọng nhất là bạn có thể sử dụng Buffer lên lịch trước nội dung social media.
Hãy lên lịch của bạn một lần trong ngày và sau đó Buffer sẽ tự động post các cập nhật của bạn. Bạn thậm chí có thể lên lịch cho cả tuần.
Nó cho phép bạn duy trì hoạt động trên mạng xã hội mà không cần ngồi vào máy tính.
Buffer được ra mắt vào cuối năm 2010. Kể từ đó nó đã phát triển lên hơn 1,2 triệu người dùng trên toàn thế giới. Làm thế nào mà họ đạt được mức tăng trưởng như vậy?
Content Marketing
Theo Leo Widrich, giám đốc nội dung của Buffer App, content marketing chiếm hơn 70% số lượt đăng ký hàng ngày của họ trong 2 tháng liên tiếp trước khi ông đưa ra tuyên bố đó.
Content marketing là gì?
Bậc thầy content marketing Brian Clark của Copyblogger đã trả lời:
Content marketing có nghĩa là tạo và chia sẻ nội dung miễn phí có giá trị để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng và khách hàng thành người mua nhiều lần.
Loại nội dung bạn chia sẻ có liên quan chặt chẽ đến những gì bạn bán; nói cách khác, bạn đang giáo dục mọi người để họ biết, thích và tin tưởng bạn đủ để làm ăn với bạn.
Các content marketer tại Buffer đã viết các bài báo chất lượng cao cho những người khác và cả blog của họ.
Những người đọc các bài đăng của khách và thích nó đã truy cập vào trang web để xem họ có sản phẩm gì. Trong số những khách truy cập đó, một số người cũng thích nội dung blog của họ và ở lại xem thêm.
Kết quả là họ đã làm quen với Buffer, bắt đầu thích và tin tưởng thương hiệu. Sau đó, họ đăng ký tài khoản miễn phí và một số người trong số họ chuyển sang khách hàng trả tiền.
Michelle Sun, Growth Lead tại Buffer, giải thích trong video này Buffer đã đạt được 30.000 người dùng trong 9 tháng đầu tiên và cô ấy có lý do để tin 70% những người dùng này đã đăng ký vì content marketing của họ.
Hiểu các loại người dùng
Sun đưa ra kết quả nghiên cứu hành vi của các loại người dùng khác nhau và phân chia họ thành 3 loại.
Một là người dùng không hoạt động. Đây là những người đã đăng ký tài khoản nhưng hầu như không quay lại sử dụng công cụ.
Thứ hai là những người dùng bình thường. Đây là những người sử dụng Buffer thỉnh thoảng, một lần trong một thời gian.
Sau đó, danh mục thứ ba là của những người dùng cốt lõi. Đây là những người đã sử dụng Buffer trong 5 ngày duy nhất trong tháng. Do đó, trung bình họ sử dụng nó theo chu kỳ 6 ngày một lần.
Nhóm đã nghiên cứu hành vi của 3 nhóm này và sau đó phát minh ra các cách để đẩy người dùng bình thường vào nhóm người dùng cốt lõi. Sun nói một khi người dùng đã trở thành người dùng cốt lõi, rất ít khả năng anh ta quay trở lại nhóm cũ.
Kim tự tháp tăng trưởng của Sean Ellis
Sean Ellis là người đã đặt ra thuật ngữ “growth hacker”. Trong một bài đăng trên blog năm 2010, ông có định nghĩa nổi tiếng về một growth hacker như sau:
Một growth hacker là một người có phương hướng thực sự là tăng trưởng.
Sun nói cô và team mình đã đọc blog của Ellis như một kim chỉ nam và họ đã triển khai mô hình kim tự tháp tăng trưởng của anh ấy để phát triển Buffer.
Như bạn có thể thấy từ hình ảnh trên, ngay bước đầu tiên, phần đáy của kim tự tháp có nội dung “Market Fit”.
Điều này có nghĩa là trước hết bạn sẽ phải đảm bảo sản phẩm của bạn phù hợp với thị trường.
Nói cách khác, trước tiên hãy tìm ra khoảng trống trên thị trường và sau đó hoàn thiện nó với sản phẩm của bạn.
Nhưng làm thế nào bạn biết liệu mình có đang làm một công việc tốt hay không?
Hỏi người dùng của bạn.
Đây là những gì Ellis nói về cách kiểm tra xem sản phẩm của bạn có phù hợp với thị trường hay không.
Tôi đã cố gắng làm cho khái niệm này bớt trừu tượng hơn bằng cách đưa ra một số liệu cụ thể để xác định product/market fit. Tôi hỏi những người dùng hiện tại của một sản phẩm họ sẽ cảm thấy thế nào nếu họ không thể sử dụng sản phẩm nữa.
Theo kinh nghiệm của tôi, để đạt được product/market fit yêu cầu ít nhất 40% người dùng nói họ sẽ “rất thất vọng” nếu không có sản phẩm của bạn.
Phải thừa nhận ngưỡng này hơi tùy tiện, nhưng tôi đã xác định nó sau khi so sánh kết quả của gần 100 startup.
Sau 9 tháng kể từ khi Buffer ra đời, họ đã hỏi chính xác người dùng của mình câu hỏi này, mọi người có thất vọng nếu Buffer biến mất?
Khi đó họ đã có 30.000 người dùng.
55% người dùng miễn phí và 70% khách hàng trả tiền cho biết \’Có\’.
Sử dụng Twitter
Có hàng triệu người dùng trên Twitter vì thế bạn cần có chiến lược để hướng traffic từ Twitter đến trang web của mình.
Nhóm Buffer phát hiện ra điều quan trọng là phải tweet ngay cả khi tweet đó không chứa link.
Đó có thể là một câu trích dẫn bạn thích, một cái nhìn sâu sắc về chủ đề nào đó hoặc đơn giản là cập nhật một trạng thái.
Họ phát hiện một tweet như vậy mỗi ngày có thể thúc đẩy rất nhiều cuộc thảo luận.
Họ cũng thêm comment vào tweet nếu nó chứa link và comment này đề cập đến tác giả của link hoặc đề cập đến người bạn đang tweet lại.
Làm như vậy sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với những người theo dõi và cho họ thấy sự đánh giá cao của bạn.
Buffer cũng đã thử A/B testing với các tweet của họ. Điều này có nghĩa là họ đã thử tweet ra cùng một link với những người theo dõi nhưng bằng cách thay đổi văn bản.
Sau đó, vì họ đăng thông qua Buffer và được cung cấp các phân tích chi tiết, họ đã đào sâu vào các số liệu thống kê để quan sát xem tiêu đề nào hoạt động tốt hơn.
Họ phát hiện ra ngay cả khi các tweet chứa link đến cùng một bài báo, các title khác nhau vẫn được đón nhận theo cách khác nhau. Trong một số trường hợp, sự khác biệt khá lớn.
Họ chú ý đến những vấn đề này và viết các tweet sau đó phù hợp hơn.
Mua Digg Digg
Bạn có thể đã truy cập các trang web và thấy một thanh chia sẻ social media trôi theo trang khi bạn cuộn lên hoặc xuống trang.
Thanh chia sẻ này thực sự được tạo ra bởi một công ty có tên là Digg Digg và nó có sẵn để tải xuống miễn phí dưới dạng một plugin WordPress.
Khi có 300.000 lượt tải xuống, nó đã thu hút sự chú ý của Buffer. Họ đã quyết định mua công cụ này và sau đó thêm tùy chọn chia sẻ Buffer của riêng mình vào trong đó.
Sau đó, họ cho phép tải xuống miễn phí plugin như trước đây.
Vụ growth hacking này có hiệu quả rất lớn.
Bạn thấy họ không cố gắng kiếm tiền trực tiếp nhờ bán plugin. Bằng cách thêm tùy chọn chia sẻ Buffer vào plugin này, họ đã có thêm nhiều người dùng sử dụng nó và ít nhất là có thể xem nó.
Hy vọng các tuyệt chiêu Buffer growth hack trong bài viết này sẽ giúp bạn phát triển doanh nghiệp của chính mình.
Nguồn: AppVirality