Hình mẫu chuyển đổi một bệnh viện thông minh

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay, ngày càng có nhiều tổ chức và decision maker (một đơn vị có quyền ra quyết định, có thể là chủ thể hoặc đại diện cho các bên khác) đầu tư vào các công nghệ chăm sóc sức khỏe sáng tạo.

Ví dụ, quỹ đầu tư mạo hiểm tài trợ cho các giải pháp y tế kỹ thuật số ở Mỹ đã tăng theo cấp số nhân, từ gần 1 tỷ USD vào năm 2011 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2018.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải thích khái niệm bệnh viện thông minh và chỉ ra một số lợi ích của nó.

Tài sản bệnh viện thông minh chăm sóc sức khỏe IoT

Bệnh viện \’thông minh\’ là gì?

Hình mẫu smart hospital dựa trên một môi trường tự động hóa và tối ưu hóa cao. Công nghệ Internet of Things (hay IoT, internet vạn vật nói đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu) là trọng tâm của một bệnh viện thông minh.

Điều khác biệt giữa bệnh viện thông minh với bệnh viện cũ là nó kết nối mạng lưới các thiết bị thông minh để tăng hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe và cải thiện quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Thêm nữa, bệnh viện thông minh là một cơ quan làm việc thống nhất, nhân viên y tế có thể cung cấp cho bệnh nhân dịch vụ chăm sóc tiên tiến với chi phí hợp lý & tỷ lệ sai sót thấp.

Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét những lợi ích chính của 1 bệnh viện thông minh.

Lợi ích của việc chuyển đổi

Cải thiện việc muốn chữa trị của bệnh nhân

Ví dụ, đặt các màn hình thông minh trong phòng giúp bệnh nhân và gia đình dễ theo dõi tình trạng và các chỉ số sức khỏe quan trọng nhất. Thậm chí, nó giúp họ hợp tác sâu hơn vào quá trình điều trị, cũng như cải thiện trải nghiệm trong bệnh viện.

Cải thiện chẩn đoán

Từ công nghệ của bệnh viện thông minh, các bác sĩ có thể sử dụng dữ liệu cải tiến để chẩn đoán chính xác hơn hoặc chọn các phương án điều trị tốt nhất. Thậm chí, phần mềm có thể tự động hóa các quy trình phức tạp nhất.

Trong một bệnh viện thông minh, bạn không chỉ có thể triển khai các công nghệ tiên tiến trong công việc của nhóm mà còn làm cho các phương pháp chẩn đoán cũ hiệu quả hơn.

Tối ưu hóa quy trình làm việc

Về dịch vụ và hiệu suất tổng thể, công nghệ mobile và Internet of Things có thể tăng hiệu quả của nhóm và cung cấp các công cụ hiệu quả để theo dõi và khắc phục các khu vực có vấn đề trong quá trình làm việc.

Tận dụng phân tích dữ liệu

Nhờ các thiết bị thu thập một lượng lớn dữ liệu sinh trắc học, bạn có thể sử dụng dữ liệu này để tìm hiểu thêm về hành vi, sức khỏe của bệnh nhân.

Trong tương lai, bạn có thể sử dụng những thông tin đó trong công việc của nhóm để cải thiện hoạt động của họ, và giúp bệnh nhân hài lòng hơn.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế từ xa cho bệnh nhân

Sử dụng các thiết bị thông minh, bạn có thể theo dõi tình trạng của bệnh nhân ngay cả bên ngoài bệnh viện. Nó cho phép bạn thiết lập giám sát y tế từ xa.

Ứng dụng và thiết bị IoT của bệnh viện thông minh

Ví dụ, hệ thống thông báo huyết áp của bệnh nhân đang tăng cao và có thể thông báo cho bác sĩ của họ. Sau đó bác sĩ có thể liên hệ với bệnh nhân và đưa ra các lời khuyến đúng lúc.

Tăng cường an toàn cho bệnh nhân

Sử dụng phân tích dữ liệu sinh trắc học theo thời gian thực có thể cứu sống bệnh nhân của bạn, như những bệnh nhân được kết nối với máy hỗ trợ sự sống.

Nếu bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, hệ thống sẽ thông báo cho nhân viên y tế gần nhất đến ứng cứu.

Bây giờ, hãy thảo luận về cách biến 1 bệnh viện trơ thành bênh viện thông minh.

Làm cho bệnh viện trở nên \’thông minh\’

1. Triển khai các thiết bị y tế được nối mạng

Rõ ràng, một mạng lưới các thiết bị được kết nối là hệ thống tuần hoàn của các bệnh viện thông minh.

Như đã đề cập ở trên, thiết bị mobile (thiết bị đo đường) và thiết bị đeo (máy đo nhiệt độ không dây) có thể được kết hợp thành một mạng duy nhất để thu thập dữ liệu sinh trắc học, theo dõi bệnh nhân từ xa, cải thiện quản lý và hơn thế nữa.

2. Triển khai Big Data

Mạng nơ-ron có thể giúp ích trong quá trình chẩn đoán, dựa trên việc phân tích một mảng dữ liệu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc lỗi của con người.

Dữ liệu có thể giúp dự đoán tiến trình của nhiều bệnh, có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng mới và giảm gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của bạn.

Việc sử dụng dữ liệu một cách chiến lược cũng có thể giúp hợp lý hóa quy trình làm việc. Ví dụ, phân tích hồ sơ bệnh viện có thể giúp bạn cải thiện lịch trình phòng mổ và giúp các thành viên trong nhóm có tổ chức và năng suất hơn.

3. Thực hiện phẫu thuật bằng robot

Phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot giúp thực hiện hàng trăm thủ thuật thành công, khiến team làm việc hiệu quả hơn và cải thiện kết quả cho bệnh nhân.

IOT chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện thông minh

Nhiều bệnh viện ngày nay đang sử dụng robot để điều trị các vấn đề như u xơ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim,…

4. Cải thiện quản lý sức khỏe dự phòng

Sử dụng công nghệ bệnh viện thông minh và phát triển các chương trình để phân tích và điều trị các bệnh mãn tính sẽ hỗ trợ việc phòng ngừa, làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe tổng thể hoạt động hiệu quả hơn.

Từ góc độ dài hạn, nó cũng làm giảm khối lượng công việc của nhóm bạn.

5. Cải thiện quản lý chăm sóc mãn tính

Thiết bị đeo được có thể giúp theo dõi tình trạng của các bệnh nhân mãn tính (ví dụ: những người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao). Nó cho phép bạn thu thập dữ liệu sinh trắc học và điều trị hiệu quả ngay cả khi ở khoảng cách xa.

lời khuyên của bệnh viện thông minh

Kết luận

Một trong những cách giúp bệnh viện hoạt động hiệu quả hơn là chuyển đổi nó thành một bệnh viện thông minh.

Sử dụng mạng lưới thiết bị di động và thiết bị đeo được, cũng như công nghệ IoT, bạn có thể tăng năng suất của nhân viên, cải thiện sự tham gia của bệnh nhân, cải thiện độ chính xác của chẩn đoán và tối ưu hóa quy trình làm việc.

Một số cách chính để bệnh viện trở nên thông minh hơn:

  • Triển khai một mạng lưới thống nhất từ thiết bị đeo được, thiết bị di động và thiết bị y tế
  • Triển khai các giải pháp Big Data
  • Triển khai trợ lý phẫu thuật bằng robot
  • Tăng cường quản lý sức khỏe dự phòng
  • Tăng cường quản lý chăm sóc mãn tính

Đọc thêm: Cách triển khai Machine Learning trong Y tế [6 ví dụ thực tế]

Nguồn: Relevant

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top