8 ví dụ về nghệ thuật marketing truyền miệng của Apple

Hãy cùng Grow theo dõi nghệ thuật marketing truyền miệng đã giúp nhà Táo định vị vị trí của người dẫn đầu như thế nào!

Mọi người thích nói về Apple, thậm chí các kênh tin tức còn chiến đấu để trở thành người đưa tin đầu tiên về iDevice mới nhất.

Hơn nữa, ở khắp mọi nơi, mọi người đang xôn xao về cuộc chiến giữa iPhone và các nhãn hiệu điện thoại khác.

Tại sao mọi người bàn tán về Apple nhiều như vậy?

Dưới đây là 8 ví dụ phân tích gã khổng lồ công nghệ đã khiến mọi người nói về thương hiệu của họ mỗi mùa.

1. Chứng minh ảnh chụp bằng iPhone có thể làm biển quảng cáo

nghệ thuật marketing truyền miệng

Quảng cáo mới nhất của Apple là những bức ảnh được người dùng iPhone 6 chụp.

Lấy nguồn từ 77 nhiếp ảnh gia trên 24 quốc gia, chiến dịch minh chứng cho khả năng của camera iPhone 6 – nếu chất lượng nó đủ để treo trên đường thì đủ để người dùng tin.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Khi giới thiệu camera của iPhone, Apple giới thiệu sản phẩm theo hình thức đơn giản là chứng minh ảnh chụp.

Người dùng sẽ nói gì?

“Cảnh hoàng hôn này thật đẹp, chờ tôi chụp một bức ảnh đã.”

“Bỏ điện thoại đi bồ, sử dụng iPhone của tôi, chân thật vô cùng!”

2. Khiến bạn luôn nghĩ về iPod

nghệ thuật marketing truyền miệng

Các quảng cáo có hình bóng đen đang nghe iPod (được đánh dấu bằng màu trắng) nhảy múa theo các giai điệu phổ biến trước nền màu rực rỡ. Chúng giới thiệu bài hát của các nhạc sĩ nổi tiếng như U2, Gorillaz, Coldplay và tung lên nhiều nền tảng như TV, báo in và áp phích.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Những quảng cáo này có:

  1. Phong cách khác biệt
  2. Xuất hiện khắp nơi

Nó thu hút sự chú ý của mắt nhìn và tai nghe với hình ảnh táo bạo, âm nhạc hấp dẫn và tần suất xuất hiện chóng mặt. Các quảng cáo luôn mới mẻ trong tâm trí người tiêu dùng và do đó các cuộc trò chuyện nhắc tới sản phẩm mọi lúc.

Người dùng sẽ nói gì?

\”Thấy không, những quảng cáo iPod ở khắp mọi nơi.\”

\”Trông chúng cool quá, tôi có nên mua một cái không?\”

3. Khiến bạn muốn một chiếc Mac trở thành bạn của mình

nghệ thuật marketing truyền miệng

Get A Mac” là một loạt quảng cáo truyền hình thành công chạy từ năm 2006 đến 2009.

Chiến dịch gồm các tiểu phẩm có sự tham gia của máy Mac và PC được nhân cách hóa đang tương tác với nhau, mỗi phần bắt đầu bằng dòng “Tôi là Mac” “và tôi là PC”.

Phần lớn chiến dịch xoay quanh chiếc PC vụng về, ăn mặc nghiêm túc, quá lịch sự, bị ám ảnh bởi công việc đang gặp vấn đề. Sau đó, một Mac thoải mái và ăn mặc giản dị sẽ đưa ra giải pháp.

Thông điệp trung tâm là:

PC không ổn định; bực bội; máy chứa đầy phần mềm độc hại. Mặt khác, Mac ổn định, an toàn, thiết kế phù hợp với phong cách sống của bạn, đồng thời xử lý tốt “những thứ nghiêm trọng” của một chiếc PC…

Vì vậy, hãy sử dụng máy Mac và mọi vấn đề khi sử dụng máy tính sẽ không còn nữa.

Chiến dịch này đã thành công vang dội, tạo ra các phiên bản bản địa hóa trên toàn thế giới dẫn đến doanh số bán Macintosh ngay lập tức tăng đột biến 39%.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Hầu hết các quảng cáo của Apple đều đi ngược lại các sản phẩm thương mại có công nghệ tiêu chuẩn với vô số thông số và tính năng độc đáo. Nó tập trung vào việc giải trí cho người xem và mang lại những tiếng cười khúc khích. Cảm xúc tốt khiến mọi người nhắc nhiều hơn.

Những câu chuyện được nhân cách hóa của Mac và PC đã mang đến cho người xem một hình ảnh quen thuộc về cuộc đấu tranh trên máy tính hàng ngày. Khi mọi người chia sẻ vấn đề của họ, một chiếc máy Mac như giải pháp có thể được đưa vào một cuộc trò chuyện.

Một kết quả thú vị khác của quảng cáo là người dùng Mac sử dụng slogan \”Tôi là máy Mac\” để chỉ ra sở thích của họ đối với máy tính. Apple đảm bảo quảng cáo của mình sẽ được nhắc đến qua một cụm từ phổ biến.

Người dùng sẽ nói gì?

“Tôi sắp làm xong spreadsheet thì máy tính đứng im luôn!”

“Haha, bạn nói như mô tả PC từ quảng cáo Mac đó!”

4. Quay một kiệt tác điện ảnh 60 giây

Ảnh chụp màn hình 2015-06-22 lúc 11.17.01 chiều

1984” là quảng cáo điện ảnh miêu tả một tương lai lạc hậu, khi máy tính thống trị loài người do đạo diễn khoa học viễn tưởng huyền thoại Ridley Scott (\”cha đẻ\” của Blade Runner, Alien) chỉ đạo.

Apple với đại diện là một phụ nữ lực lưỡng cầm chiếc búa tạ đang chạy qua hàng người bị lãnh chúa độc ác dùng một đoạn video thôi miên và ra tay đập vỡ màn hình.

Giám đốc nghệ thuật Brent Thomas giải thích mục đích của quảng cáo – \”để ngăn chặn nước Mỹ diễn tiến theo hậu quả đó, khiến mọi người nghĩ về máy tính, khiến họ nghĩ về Macintosh\”.

Khán giả ngạc nhiên trước quảng cáo này đến nỗi nó được phát sóng trên một số kênh tin tức sau Super Bowl.

Macintoshes đã được bán với doanh thu 3,5 triệu đô la trong những tuần sau buổi chiếu quảng cáo.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Quảng cáo có chất lượng điện ảnh không giống các quảng cáo khác vào thời điểm đó. Chất lượng quảng cáo đã làm dấy lên sự bàn tán sôi nổi của nhiều người.

Vì \”1984\” đề cập đến nỗi lo lớn của những năm 1980. Khi công nghệ ngày càng lan rộng trong cuộc sống hàng ngày của họ, mọi người lo lắng xã hội trở thành nô lệ cho máy tính.

Câu trả lời của Apple?

Đừng sợ, đây là \”ngọn hải đăng hy vọng\” của bạn, nó được gọi là Macintosh.

Người dùng sẽ nói gì?

“Bạn có xem quảng cáo của Apple tối qua không? Tôi không thể tin đó là một quảng cáo!”.

5. Để những người nổi tiếng xuất hiện vô cùng bình thường

Screen Shot 2015-06-22 lúc 11.16.17 chiều

Để thể hiện khả năng của trợ lý ảo kích hoạt bằng giọng nói của iPhone, Apple đã thuê những người nổi tiếng Samuel L Jackson và Zooey Deschanel đóng vai chính trong một loạt video.

Các video đơn giản mô tả Jackson và Deschanel trải qua một ngày tương đối bình thường, sử dụng Siri để làm công việc dễ dàng hơn.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Các quảng cáo dựa trên tầm ảnh hưởng của ngôi sao. Nếu Jackson và Deschanel được thay thế bằng những người bình thường, quảng cáo sẽ không có độ viral và hiệu quả tốt.

Cuộc sống bình thường của người nổi tiếng khiến người xem thấy có ý nghĩa. Khi mọi người có cảm xúc tốt, họ sẽ chia sẻ.

Người dùng sẽ nói gì?

\”Thật kỳ lạ khi xem Samuel L Jackson chuẩn bị bữa tối\”.

6. Thu hút khách hàng thông qua dịch vụ khách hàng đáng nhớ

Ảnh chụp màn hình 2015-06-22 lúc 11.17.40 chiều

Apple có một hồ sơ theo dõi nhất quán về dịch vụ khách hàng.

Một tìm kiếm nhanh trên Google mang đến hàng trăm câu chuyện về dịch vụ khách hàng và sự hài lòng của họ, từ thay thế 1-1 đến sửa chữa hết bảo hành.

Như câu chuyện dưới đây:

Một người đàn ông đánh rơi chiếc Macbook mới tinh của mình và làm nứt màn hình. Anh ấy tích góp một số tiền mặt và đến Apple Store để sửa chữa nó. 

Một nhân viên của Apple mang chiếc Macbook của anh ấy ra phía sau cửa hàng để xem xét thiệt hại và quay lại ngay sau đó với nụ cười toe toét nói:

“Thưa ông, có vẻ như tôi đã làm rơi máy tính xách tay của ông khi kiểm tra, chúng tôi sẽ đổi một cái mới, nếu nó ổn với ông”.

Và họ đã làm như vậy.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Khách hàng thích chia sẻ những trải nghiệm thú vị. Thông qua quá trình đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, Apple đã biến các cửa hàng của họ thành những cỗ máy tạo ra lời truyền miệng, khách hàng tận hưởng dịch vụ và khen không dứt lời.

Người dùng sẽ nói gì?

“Tôi yêu Apple rất nhiều; họ đã đổi miễn phí chiếc iPod bị hỏng của tôi!”

7. Quảng cáo đơn giản nhất từ trước đến nay

Ảnh chụp màn hình 2015-06-22 lúc 11.18.50 chiều

Để giới thiệu độ mỏng của Macbook Air mới ra mắt, Apple đã chạy một quảng cáo trên TV và báo chí cảnh chụp Macbook Air trượt ra khỏi một chiếc phong bì mỏng. Hình ảnh chân thật này đã trở thành tiêu đề của nhiều ấn phẩm công nghệ nổi tiếng.

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Nó là một minh chứng rõ ràng và ấn tượng về độ mỏng của Macbook Air.

Bởi vì sự đơn giản của nó, câu chuyện đã trở thành một ấn tượng không phai trong các cuộc bàn luận. Câu chuyện càng cô đọng thì càng có nhiều khả năng được nói đến.

Người dùng sẽ nói gì?

\”Thật không thể tin được… Macbook Air nằm gọn trong một chiếc phong bì!\”

8. Cho bạn biết mọi chuyện sẽ ổn

Screen Shot 2015-06-22 lúc 11.19.29 tối

FaceTime Everyday là một loạt các quảng cáo truyền hình giới thiệu mọi người giao tiếp với bạn bè và những người thân yêu qua FaceTime.

Các video tập trung vào các diễn viên hơn là sản phẩm (iPhone 5), thể hiện sức mạnh cảm xúc của giao tiếp bằng hình ảnh.

Quảng cáo kết thúc bằng dòng, \”Mỗi ngày, nhiều người face to face trên iPhone hơn các thương hiệu điện thoại khác.\”

Tại sao mọi người lại nói về nó:

Apple khiến mọi người nói về sản phẩm của họ bằng cách chọn một vấn đề mọi người đang không ngừng suy nghĩ và bàn tán.

Với hiệu ứng tương tự như quảng cáo “1984”, Apple đã giải quyết mối lo ngại toàn cầu công nghệ đang phá hủy sự giao tiếp giữa các cá nhân. Quảng cáo là một lời vỗ về trấn an nhân loại sẽ ổn hơn.

Người dùng sẽ nói gì?

“Liệu công nghệ có thực sự chia rẽ chúng ta không? Ý tôi là, chỉ cần nhìn vào FaceTime”.

Mọi người thích ví dụ nào nhất trong 8 ví dụ nghệ thuật marketing truyền miệng của Apple, comment bên dưới nhé!

Nguồn: Referral Candy

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top