Làm thế nào phát triển một chiến lược marketing để cạnh tranh trong ngành công nghiệp thời trang luôn thay đổi? Đây có thể là một thách thức khá lớn trong điều kiện hiện nay.
Để trả lời cho câu hỏi Fashion Marketing là gì? sau đây chúng ta có một danh sách hoành tráng nhằm phân tích các chiến dịch marketing của các nhà mốt danh tiếng giúp bạn có thêm tư liệu xây dựng một chiến dịch marketing thành công.
Hy vọng đến cuối danh sách này, bạn có thể tạo một kế hoạch marketing phù hợp với đối tượng mục tiêu dựa trên hướng đi của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh thời trang.
1. Nike bắt đầu bằng câu chuyện và cảm xúc để chinh phục trái tim và khối óc (và thị trường quần áo thể thao toàn cầu)
Chiến dịch marketing của Nike có thể là một ví dụ điển hình cho tất cả các marketer trên toàn cầu. Bởi khái niệm marketing đằng sau thương hiệu lớn này chịu trách nhiệm về nhận thức thương hiệu toàn thế giới cả trong tương lai xa.
Không thiếu những đối thủ cạnh tranh và kẻ bắt chước, nhưng với 48% thị trường giày thể thao của Mỹ (và 96% thị trường giày bóng rổ), không ai có thể vươn tới tầm Nike.
Chiến lược marketing của Nike bắt đầu bằng những storytelling đầy cảm xúc và tiến xa hơn rất nhiều so với chi tiêu quảng cáo hoặc chứng thực từ người nổi tiếng.
Từ \’Just do it\’ đến Colin Kaepernick, Nike tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn với các chiến dịch gợi nhắc, đáng nhớ, làm rung động và đêm đến cảm xúc khó phai trong bạn.
Nike xây dựng nền móng vững chãi thành marketing truyền miệng: quảng cáo, câu chuyện và cảm xúc tốt đến mức bạn không thể không nhắc về chúng. Mỗi khi ai đó tạo video của riêng họ về Nike hoặc tạo meme cá nhân, Nike sẽ lại đọng trong lòng họ thêm chút nữa. Nike luôn chiến thắng.
Chìa khóa rút ra: Sử dụng storytelling đầy cảm xúc trong kế hoạch marketing của bạn để nhận diện thương hiệu lâu dài.
2. Birchbox đã tạo ra một hệ thống referral thân thiện với người dùng để giúp fan quảng bá
Referral marketing là một trong những kênh ít được tận dụng không chỉ trong thị trường thời trang mà còn cả các ngành công nghiệp khác.
Birchbox chính là một minh chứng sáng giá cho điều này.
Nhờ tạo ra một chương trình giới thiệu đơn giản, thân thiện với người dùng, Birchbox đồng thời trao quyền cho fan quảng bá thông tin. Họ chỉ cần đăng ký, mua một chiếc hộp và được nhắc nhở để chia sẻ với bạn bè.
Thêm vào đó, mỗi người ủng hộ giới thiệu thành công một người bạn sẽ nhận được 50 điểm cho mỗi lần giới thiệu, tương đương với $5 tín dụng online, mang lại cho họ khoản tiết kiệm lớn trong lần mua Birchbox tiếp theo!
Về cơ bản, chương trình hoạt động với tư cách fashion marketing manager của riêng mình, khiến một fashion marketer nội bộ trở nên lỗi thời.
Không chỉ vậy, nó cũng hoạt động tốt với social media marketing. Khi khách hàng của Birchbox vui vẻ chia sẻ sản phẩm thời trang mới trên các kênh social media, nó thúc đẩy chiến dịch referral marketing lan truyền mang lại cho thương hiệu thêm hàng triệu đô la.
Chìa khóa rút ra: Đưa referral marketing vào chiến dịch marketing để khách hàng thực hiện công việc \"nặng nhọc\" cho bạn.
3. Rent the Runway đã tạo ra một doanh nghiệp hàng triệu đô khi phá vỡ ngành công nghiệp designer fashion
Ngành công nghiệp thời trang trị giá 2,4 nghìn tỷ đô la đã khá ổn định đến khi Rent the Runway ra đời. Cùng với Uber, AirBnB và SpaceX, Rent the Runway được mệnh danh là một trong những công ty đột phá nhất trên thế giới.
Xoay quanh khái niệm fast fashion (thuật ngữ được sử dụng để mô tả những món quần áo bắt kịp xu hướng nhanh chóng và có giá cả phải chăng, như một số brand Zara, H&M, Uniqlo và Topshop), Rent the Runway nắm lấy nền kinh tế trải nghiệm với tiết lộ từ cuộc trò chuyện của co-founder, Jennifer Hyman, với chị gái:
Tôi nhận ra mình đang nói với chị gái về trải nghiệm mặc một chiếc váy tuyệt vời – bước vào bữa tiệc với cảm giác tự tin và cảm thấy xinh đẹp, đó là điều cô ấy quan tâm. Cô ấy không quan tâm đến việc sở hữu một món đồ trong tủ của mình.
Tiết lộ đó đã giúp mở ra cánh cửa kết nối với những người nổi tiếng trong ngành như Diane von Furstenberg và Jim Gold từ Neiman Marcus.
Thay vì tập trung vào các xu hướng thời trang và cố gắng đi trước mọi nhà thiết kế hoặc thương hiệu thời trang khác, Rent the Runway cung cấp mọi thương hiệu thời trang cho người mua sắm phổ thông.
Khi tin tức bùng nổ về khái niệm marketing khéo léo của họ, khán giả mục tiêu đã tự bước đến gần hơn.
Chìa khóa rút ra: Giải quyết một vấn đề trong thị trường thời trang và kế hoạch marketing của bạn sẽ tự \"ra đời\".
4. MATTER đã xây dựng một cộng đồng tự hào, trung thành, được kết nối bởi các giá trị
Thay vì cạnh tranh với thời trang nhanh hoặc thời trang cao cấp, MATTER đề cao một bộ giá trị khác. Trích lời co-founder Renyung Ho:
Hơn hết, chúng tôi muốn thay đổi văn hóa tiêu dùng và truyền cảm hứng về tầm quan trọng của xuất xứ. Chúng tôi tin vào một sản phẩm được tạo ra ở đâu và tại sao lại quan trọng.
Với mục tiêu đó, MATTER tích hợp thời trang thiết kế hiện đại với sản xuất dệt may truyền thống do các nghệ nhân thực hiện. Khi tập trung vào tạo kết nối, cả trong cộng đồng và giữa khách hàng lẫn nhà sản xuất khiến mọi tác phẩm trở thành điểm bắt đầu của cuộc trò chuyện và là một phần của bản sắc cá nhân.
Chìa khóa rút ra: Tập trung việc kinh doanh thời trang vào cộng đồng nó hỗ trợ và bạn sẽ xây dựng lòng trung thành với thương hiệu trong nhiều năm tới.
5. Converse hiểu cần có can đảm để làm marketing tuyệt vời
Converse hiểu để làm hài lòng fan và khách hàng không thể chỉ qua một lời nói. Đó phải là thứ mà họ sẵn sàng thể hiện và sẵn sàng chứng minh.
Họ dành thời gian và tiền bạc cho những thứ thú vị nhưng không cải thiện doanh số bán hàng ngay, như:
Converse đã thiết lập một phòng thu âm ở Brooklyn, New York, nơi các nghệ sĩ có thể thu âm miễn phí.
Converse không thu bất kỳ lợi nhuận cũng như không sở hữu các bài hát. Thậm chí không yêu cầu họ quảng cáo giày!
Những gì công ty đang làm là tìm cách trả ơn cho cộng đồng yêu mến họ.
Khi một thương hiệu thời trang không lãng phí toàn bộ thời gian và tiền bạc để theo đuổi thiết kế thời trang cao cấp, thì thương hiệu đó có thời gian kết nối với khách hàng của mình dễ dàng hơn.
Chìa khóa rút ra: Phát triển lòng trung thành với thương hiệu bằng cách \"đền đáp\" cho cộng đồng hỗ trợ bạn.
6. H&M sử dụng quảng cáo có ý thức, có mục tiêu và toàn diện
Hòa nhập vừa là một hiện tượng xã hội vừa là nhu cầu quan trọng của con người, theo đó, H&M đã tạo ra và điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo sao cho phù hợp với tất cả mọi người.
Trong chiến dịch “Close The Loop” năm 2015, H&M đã giới thiệu Mariah Idrissi, một cá nhân London 23 tuổi, người đội khăn trùm đầu trong video. Video này cũng giới thiệu những người mẫu ngoại cỡ, một người cụt tay và nhiều cá nhân đa dạng khác. Chính tầm nhìn kết nối này nhận được nhiều lời khen ngợi từ TeenVogue.
Nhờ cung cấp các sản phẩm thời trang cho nhiều đối tượng, không chỉ những item trong một buổi trình diễn thời trang, H&M đã có thể tạo ra một câu chuyện thương hiệu khiến khách hàng của họ hài lòng.
Chìa khóa rút ra: Hãy để khách hàng ủng hộ bạn (và các sản phẩm thời trang của bạn) dựa trên ủng hộ điều gì đó quan trọng.
7. Các cửa hàng Lululemon là “trung tâm thể dục và trò chuyện” cung cấp các lớp thể dục miễn phí
Nhà bán lẻ thời trang này không chỉ bắt kịp các xu hướng thời trang thể thao mà còn từ đó cung cấp các lớp học thể dục.
Tại một trong những cửa hàng của họ ở Burlingame, California, Lululemon tổ chức các lớp yoga miễn phí vào sáng thứ bảy và chủ nhật.
Nhờ vậy, Lululemon có thể tự định vị mình như một trung tâm thể dục và tâm sự kết nối, nâng tầm câu chuyện thương hiệu từ một công ty may mặc (hiện nay có rất nhiều) thành một tổ chức thể hiện các giá trị của khách hàng và một cộng đồng để tìm kiếm những người cùng chí hướng.
Chìa khóa rút ra: Cung cấp một cách để khách hàng giới thiệu các sản phẩm thời trang mà bạn đang bán để xây dựng cộng đồng và lòng trung thành.
8. Sản phẩm của Louis Vuitton là độc quyền
Sản phẩm của Louis Vuitton không dễ dàng có được. Trên thực tế, họ có một series độc quyền chỉ phát hành vào những dịp đặc biệt và thông qua các kênh bán hàng chọn lọc.
Ví dụ, đối với buổi trình diễn Louis Vuitton 2017, chỉ có một số lựa chọn limited từ bộ sưu tập túi để mua online. Nếu khách hàng không mua ngay, nó sẽ không còn sản xuất nữa!
Tính độc quyền này làm cho khách hàng mua nhanh hơn – cũng như làm cho sản phẩm của họ trở nên đáng mơ ước và gợi sự thèm muốn hơn.
9. Blog của ModCloth nổi tiếng với những fan trung thành của thương hiệu
Blog ModCloth là một trang mới về thời trang cổ điển và những tìm kiếm, đồng thời là chuyên trang để fan và khách hàng tìm hiểu thêm về các xu hướng cổ điển mới nhất.
Các bài đăng trên blog của họ gồm tất cả mọi thứ, từ các tính năng phỏng vấn với các cá nhân sành điệu, hướng dẫn quà tặng, tip du lịch và thậm chí cả các công thức nấu ăn ngon.
Và nếu có liên quan, ModCloth chỉ cần liên kết đến các sản phẩm được đề cập trên website của họ.
Đôi bên cùng có lợi cho cả ModCloth và fan của họ!
Fan được sửa nội dung cho quần áo cổ điển và ModCloth có được khách hàng mới khi họ quyết định mua hàng từ website.
Bài học rút ra: Định hướng content marketing như một kênh marketing mạnh mẽ ngay cả khi bạn không có ý định.
10. Tiffany & Co đã đưa sự hiện diện trên social media lên một tầm cao mới
Không giống các thương hiệu khác, social media không chỉ là một kênh khác để Tiffany & Co. truyền tải thông điệp marketing của họ.
Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Tiffany & Co. được xếp hạng cao nhất về mức độ phản hồi và mức độ tương tác trong lĩnh vực social media.
Không chỉ vậy, vào năm 2015, Tiffany & Co. đã tung ra app tìm nhẫn đính hôn vô cùng đặc biệt. Người dùng có thể sử dụng app này để chọn kiểu dáng nhẫn và trọng lượng carat. Thậm chí, họ có thể áp thử kiểu nhẫn trên tay để thử nhẫn Tiffany xem nó trông như thế nào trên tay mình.
Kết quả?
Tăng 20% doanh số bán hàng!
Chìa khóa rút ra: Làm cho chiến dịch social media của bạn trở nên thú vị và mọi người sẽ tham gia.
11. THINX cống hiến vì một mục tiêu, trong quá trình này, chiến thắng những influencer và giới truyền thông
Được thành lập bởi Antonia Dunbar, Miki Agrawal và Radha Agrawal, THINX là công ty thiết kế đồ lót chống thấm theo kỳ. Nó ra đời khi Miki Agrawal phát hiện hàng triệu cô gái trên khắp thế giới không có phương tiện để quản lý kinh nguyệt của họ.
Câu thần chú của THINX là “Dành cho những người có chu kỳ”. Từ việc hợp tác với AFRIpads để giúp đỡ phụ nữ ở Uganda đến buổi nói chuyện TedXBethesdaWomen, Miki Agrawal đã liên tục bày tỏ nỗ lực của mình để chống lại sự kỳ thị liên quan đến kinh nguyệt.
Sự cống hiến cho sự nghiệp này đã biến cô ấy thành một người yêu thích truyền thông, tạo ra các bài review rực rỡ từ người dùng YouTube và sự hỗ trợ từ các media website nổi tiếng như BuzzFeed và Elle.
Chìa khóa rút ra: Bán một sản phẩm thời trang giải quyết được vấn đề toàn cầu và mọi người sẽ chú ý.
12. Threadless tổ chức các cuộc thi thiết kế áo phông thành một môn thể thao hấp dẫn
Threadless nổi tiếng với các thử thách theo chủ đề của họ, thách thức các nhà thiết kế phải sáng tạo tối đa để giành được một số quà tặng Threadless. Những thử thách này giúp truyền bá nhận thức cho cả Threadless và các nhà thiết kế, thiết lập một tình huống đôi bên cùng có lợi cho cả hai.
Dưới đây là một số thử thách do Threadless tổ chức:
A. Threadcakes – Biến các thiết kế Threadless thành các tác phẩm nghệ thuật có thể ăn được
B. Win20k Challenge – $20.000 cho ai tạo ra thiết kế áo phông tuyệt vời nhất
C. Minimalism Challenge – Thử thách truyền đạt một ý tưởng càng đơn giản càng tốt
D. Threadwars – Cuộc thi thiết kế theo chủ đề một đối một để xem ai là người giỏi nhất
13. TOMS đã xây dựng toàn bộ công ty bằng cách tặng 45 triệu đôi giày cho tổ chức từ thiện
TOMS là một công ty độc nhất. Với mỗi đôi giày khách hàng đã mua, TOMS tặng một đôi giày cho tổ chức từ thiện.
Nó được ra đời khi founder TOMS Blake Mycoskie đến Argentina và tận mắt chứng kiến những khó khăn mà những đứa trẻ không có giày phải đối mặt.
Việc định vị hướng đi đúng đắn đã mang đến cho TOMS kết quả ngoài tầm mong đợi.
Ngày nay, công ty có giá trị hàng trăm triệu đô la.
Tại sao nó hoạt động tốt như vậy?
Như chính Blake Mycoskie đã nói một cách cô đọng:
“Mọi người kết nối với chúng tôi bởi vì việc mua Toms giống như một huy hiệu nói rằng,“Tôi đã làm điều gì đó cho ai đó”.
14. Under Armour tặng áo đấu miễn phí cho cá nhân cầu thủ bóng đá
CEO của Under Armour, Kevin Plank từng tặng bạn bè – những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp – những chiếc áo đấu để họ có thể thử sản phẩm và xem phản hồi của họ.
Anh ấy luôn đảm bảo tặng cho bạn bè một chiếc áo sơ mi riêng để họ có thể chuyển cho đồng đội của mình nếu thích.
Anh ấy biết một khi một số cầu thủ thích và bắt đầu mặc nó, cả đội sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải mua chúng cho tất cả mọi người.
Đội bóng của Bang Georgia đã sớm tiếp cận Under Armour để trang bị cho các cầu thủ của họ, tiếp theo là Atlanta Falcons, New York Giants và Miami Dolphins.
Bán cho Miami Dolphins là một động thái tuyệt vời, vì trận đấu của họ đã được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, giúp Under Armour vang danh hơn.
15. The Undress chỉ tập trung vào một thị trường ngách cụ thể và nhắm mục tiêu những influencer cụ thể để tiếp cận họ
Sự khôn ngoan trong marketing là:
\”Nếu bạn nhắm mục tiêu đến tất cả mọi người, bạn đang không nhắm mục tiêu ai cả\”.
The Undress ghi nhớ điều đó.
Mặc dù The Undress có thể được tất cả mọi người sử dụng, nhưng họ không nhắm mục tiêu toàn bộ thế giới. Thay vào đó, họ tập trung marketing vào các vận động viên ba môn phối hợp và những người tập yoga – những người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sản phẩm.
Kết quả?
Họ được giới thiệu trên nhiều blog đang chạy, mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.
16. Uniqlo tài trợ cho các vận động viên nổi bật để thâm nhập vào các thị trường mới
Là một phần của chương trình Đại sứ Toàn cầu, Uniqlo tài trợ cho các vận động viên đẳng cấp thế giới để giúp xây dựng phạm vi tiếp cận của mình ở các thị trường mới hơn.
Năm 2012, Uniqlo bắt đầu tài trợ cho Novak Djokovic, vận động viên quần vợt chuyên nghiệp số 1 thế giới. Sự tài trợ này mang tính chiến lược: Uniqlo biết quan hệ đối tác với Djokovic sẽ giúp nâng cao đủ sự cường điệu về thương hiệu để mở rộng quy mô sang châu Âu.
Djokovic đã ký hợp đồng tài trợ 5 năm với thương hiệu và ra mắt bộ trang phục Uniqlo đầu tiên của anh ấy tại Glam Slam thứ hai trong mùa giải, với hàng nghìn người theo dõi trên toàn cầu.
17. Vans hiểu tầm quan trọng của sự tiếp xúc của con người
Warped Tour là lễ hội âm nhạc kéo dài nhất Bắc Mỹ, nó là nơi khởi đầu sự nghiệp của các ca sĩ và rapper nổi tiếng như Eminem, Fall Out Boy, Paramore và My Chemical Romance.
Tuy nhiên, ít ai biết đó là buổi hòa nhạc do Vans phát động.
Mặc dù tên của nó, The Warped Tour là một buổi hòa nhạc lành mạnh cho phép phụ huynh tham dự các buổi biểu diễn miễn phí khi đi cùng với con cái của họ.
Những sự kiện này giúp Vans kết nối với khán giả trẻ hơn và đảm bảo các thế hệ tương lai cũng sẽ nghe về thương hiệu Vans.
18. Trải nghiệm tại cửa hàng của Victoria\’s Secret khiến 67% khách hàng mua hàng sau khi sử dụng phòng thử đồ
Victoria\’s Secret biết bí mật đằng sau việc mua hàng là khiến khách hàng có một trải nghiệm đáng nhớ tại cửa hàng.
Đó là nơi họ chú trọng marketing của mình.
Mua sắm tại cửa hàng VS là một trải nghiệm xa xỉ. Các cửa hàng được trang trí theo phong cách thời Victoria sang trọng và dễ chịu, với nhiều màu hồng và đen. Nhân viên thân thiện, giúp đỡ – luôn sẵn lòng đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn.
Các phòng thử đồ vừa vặn rất sang trọng và lôi cuốn, mang đến cho bạn sự thoải mái tối đa trong khi thử nội y.
Kết quả – 67% khách hàng mua hàng sau khi sử dụng phòng thử đồ.
19. Warby Parker thực hiện các pha PR nguy hiểm cao khiến báo chí nói về họ
Warby Parker biết PR là một kênh marketing có giá trị, đặc biệt là đối với một startup ecommerce còn non trẻ.
Nhưng, vấn đề của PR là nó quá đắt, hoặc giới hạn đối với những người ở cấp cao nhất.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn Warby Parker sáng tạo.
Khi quyết định muốn trở thành một phần của New York Fashion Week vào năm 2011, họ đã mời hơn 40 biên tập viên tham gia một \’sự kiện bí mật\’ tại NY Public Library. Họ đã kiếm được tiếng vang (mà không phải trả tiền!) khi tạo ra một trải nghiệm đáng chú ý.
Họ thậm chí còn tạo ra Warby Barker, kính cho chó như một trò đùa ngày Cá tháng Tư. Họ đã thiết lập một website tuyệt đẹp và có những buổi chụp ảnh với những người mẫu chó nghiệp vụ – kết quả là đã thúc đẩy traffic gấp 2,5 lần so với Warby Parker.
20. Yeezy nhắm mục tiêu những người nổi tiếng để chứng thực sản phẩm
Yeezy Boost, sự hợp tác giữa Adidas và Kanye West là mẫu giày siêu nổi tiếng và bán hết sạch chỉ trong vài phút sau khi ra mắt.
Nguyên nhân? Nó độc quyền.
Nó độc quyền ngay cả đối với những người nổi tiếng hạng A.
Để xây dựng tính độc quyền cho thương hiệu, Kanye West chỉ gửi Yeezy Boosts cho một số người bạn nổi tiếng hạng A được chọn của anh ấy, bao gồm Calvin Harris, Justin Bieber và toàn bộ gia tộc Kardashian-Jenner.
Biết rằng họ hiện độc quyền và đặc biệt, những người nổi tiếng này đã nhanh chóng truy cập Instagram để cơ sở fan khổng lồ biết họ đang trong team Yeezy.
Giờ đây, mọi thế hệ có ý thức về thời trang đều thèm muốn những đôi giày thể thao này.
21. Phương châm của Zara – be fast, not first
Zara là một hãng thời trang sao chép.
Thay vì cố gắng trở thành người đổi mới thời trang và cố gắng thu hút những người sớm chấp nhận, Zara tiếp cận thời trang bằng một cách tiếp cận khác.
Cách tiếp cận đó: fast.
Thay vì thiết lập các trend, Zara đi theo những gì hiện đang hot để cung cấp các phiên bản sao chép giá cả phải chăng của các thương hiệu cao cấp.
Để xoa dịu nhân khẩu học ở lứa tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi, cửa hàng tự hào khi đưa các thiết kế mới vào cửa hàng trong vòng 2 tuần.
Chiến lược trên đã hoạt động hiệu quả – Zara đã tăng doanh số bán hàng tổng thể của họ lên 50% trong 5 năm, đạt doanh thu 17,5 tỷ đô la.
22. Dịch vụ khách hàng của Zappos là hàng đầu
Zappos tự coi mình là “công ty dịch vụ bán giày”. Mục đích của họ là cung cấp dịch vụ 110% và vượt xa những gì mong đợi ở họ.
Dưới đây là một vài ví dụ về cách Zappos thể hiện sự vượt trội:
- Khi biết bàn chân của một khách hàng bị tổn thương sau quá trình điều trị y tế khắc nghiệt, Zappos đã gửi một bó hoa loa kèn và hoa hồng cho cô ấy và nâng cô ấy lên vị trí VIP.
- Khi một khách du lịch muốn có một đôi giày đã hết hàng, một nhân viên của Zappos đã mua đôi giày đó từ một cửa hàng thực gần đó và giao chúng tận tay cho khách sạn của cô ấy mà không tính thêm phí.
- Khi UPS gây rối và đe dọa để một phù rể không có giày để mang trong đám cưới mà anh ấy tham dự, Zappos đã vận chuyển một đôi giày khác qua đêm để anh kịp thời mang và hoàn lại tiền.
23. ASOS sử dụng một kênh chưa được khai thác bởi hầu hết các nhà bán lẻ trực tuyến – một tạp chí vật lý
Với sự gia tăng của Internet, thật dễ dàng khi nghĩ các chiến lược offline không còn hoạt động nữa.
Theo ASOS, điều đó đơn giản là không đúng.
Trên thực tế, Tạp chí Thương hiệu ASOS có 486.000 độc giả và 820.000 người đăng ký trực tuyến! Tất cả họ thường xuyên kiểm tra tạp chí để đọc về phong cách của người nổi tiếng, mẹo mua sắm và ý tưởng trang phục.
Bằng cách sử dụng Tạp chí Thương hiệu, ASOS giúp độc giả dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm và quảng cáo – biến độc giả thành khách hàng của ASOS.
24. Chanel thách thức hiện trạng bằng cách thiết kế các sản phẩm bất chấp các chuẩn mực xã hội
Mặc dù Chanel hiện được biết đến như một thương hiệu xa xỉ với giá cả cao cấp, nhưng khi mới bắt đầu, Chanel bắt đầu bằng cách tạo ra điểm nhấn và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua việc bất chấp các chuẩn mực xã hội.
Vào những năm 1920, các thiết kế đường nét đơn giản của thời trang cao cấp Chanel đã khiến mốt \”ngực phẳng\” trở nên phổ biến đối lập với thân hình đồng hồ cát mà thời trang thế kỷ 19 đã đạt được.
Họ cũng tìm cách trao quyền cho phụ nữ bằng cách kết hợp quần tây, áo blazer và sử dụng các màu sắc nam tính như xám và xanh nước biển.
Những “bước đi dũng cảm” này đã giúp Chanel trở thành một nhãn hiệu đáng chú ý… và cách mạng hóa thời trang.
25. Charles & Keith định vị mình trong thị trường \”sang trọng giá cả phải chăng\”
Trong khi nhiều người khao khát sở hữu những đôi giày do các thương hiệu xa xỉ như Prada và Vera Wang sản xuất, nhưng thực tế số đông không đủ khả năng chi trả.
Charles & Keith, một thương hiệu Singapore, tự định vị mình một cách độc đáo ở giữa “bình dân” và “sang trọng”, tạo ra một thị trường “sang trọng giá cả phải chăng”. Được biết đến với việc sản xuất giày dép chất lượng cao lấy cảm hứng từ phong cách runway nhưng giá cả phải chăng cho đại chúng, Charles & Keith thu hút nhiều khách hàng có thu nhập trung bình và cao, có ý thức về xu hướng, những người bỏ tiền mặt ra để mua sản phẩm họ thích.
Áp dụng chúng cho doanh nghiệp của bạn?
Đừng áp dụng những chiến thuật này một cách mù quáng vào công việc kinh doanh của bạn.
Thay vào đó, hãy tập trung hiểu fashion marketing là gì cũng như các nguyên tắc tại sao những chiến lược này hoạt động.
Chúng chủ yếu gồm:
- Có câu chuyện storytelling hấp dẫn, đầy cảm xúc
- Cung cấp sự quan tâm đến khách hàng
Để đảm bảo xây dựng một thương hiệu nổi bật và lâu dài, bạn phải kể một câu chuyện tuyệt vời và xây dựng cho công ty một kênh để khách hàng tiếp cận và nói chuyện với bạn.
Nguồn: ReferralCandy